Loading

10:52 - 14/11/2024

Xử phạt như thế nào đối với cán bộ y tế nhận tiền hối lộ?

Xử phạt như thế nào đối với cán bộ y tế nhận tiền hối lộ? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Xử phạt như thế nào đối với cán bộ y tế nhận tiền hối lộ? 

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 thì hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh là hành vi bị cấm.

    Theo đó, mức xử phạt cho hành vi này được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

    “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”

    Ngoài hình thức phạt tiền, cán bộ y tế nhận hối lộ sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

    Mặt khác, nếu số tiền cán bộ y tế nhận hối lộ đã đến mức phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự thì căn cứ theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

    “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    …”

    Như vậy, căn cứ theo những quy định nêu trên, việc nhận tiền hối lộ của các cán bộ y tế còn phụ thuộc vào số tiền để xem xét xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Tuy nhiên, cũng rất khó để xác định được hành vi hối lộ. Bởi, để quy kết tội nhận hối lộ thì cần phải xác định được động cơ, biểu hiện, hoàn cảnh... và số tiền trong phong bì mà cán bộ y tế nhận là bao nhiêu thì mới xác định được tội danh. Do vậy, để không còn tình trạng tiêu cực trên, quan trọng nhất vẫn là ý thức, trách nhiệm, tình yêu thương của y, bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng nên từ bỏ suy nghĩ và thói quen đưa, biếu phong bì.

     

    saved-content
    unsaved-content
    319