Loading


Ai tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh?

Thẩm quyền tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh của ai? Hồ sơ lấy ý kiến kết quả điều tra, đánh giá đất đai bao gồm gì?

Nội dung chính

    Ai tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh?

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai quy định như sau:

    Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai
    ...
    2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh
    a) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh; hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh;
    c) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh; hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;
    d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh; hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh.

    Ai tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh?

    Ai tổ chức thẩm định kết quả điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh? (Hình từ Internet)

    Hồ sơ lấy ý kiến kết quả điều tra, đánh giá đất đai bao gồm gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về hồ sơ lấy ý kiến, trình thẩm định, phê duyệt, công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai quy định như sau:

    Hồ sơ lấy ý kiến, trình thẩm định, phê duyệt, công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá đất đai
    1. Hồ sơ lấy ý kiến
    a) Văn bản đề nghị góp ý;
    b) Báo cáo tổng hợp và bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai;
    c) Dữ liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai.
    ...

    Theo đó, hồ sơ lấy ý kiến kết quả điều tra, đánh giá đất đai bao gồm ba nội dung chính sau:

    - Văn bản đề nghị góp ý.

    - Báo cáo tổng hợp và bản đồ kết quả điều tra, đánh giá đất đai.

    - Dữ liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai.

    Tổ chức dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai cần đáp ứng gì về năng lực?

    Căn cứ Điều 17 Nghị định101/2024/NĐ-CP về điều kiện về năng lực của tổ chức dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai quy định như sau:

    Điều kiện về năng lực của tổ chức dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai
    1. Tổ chức dịch vụ tư vấn được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai khi có một trong các điều kiện sau đây:
    a) Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai; phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này và ít nhất 02 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 2 Điều này; được thuê phòng phân tích, thử nghiệm đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai; phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này và ít nhất 02 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 2 Điều này; được thuê phòng phân tích, thử nghiệm đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
    2. Chuyên gia tư vấn chủ trì thực hiện điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh phải có bằng đại học và có từ 30 tháng kinh nghiệm trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về khoa học đất, nông hóa thổ nhưỡng, môi trường, quản lý đất đai và các chuyên ngành khác liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai và đồng thời đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
    a) Đã chủ trì thực hiện ít nhất 01 dự án, nhiệm vụ thuộc một trong các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế - xã hội;
    b) Đã chủ trì thực hiện ít nhất 03 dự án, nhiệm vụ thuộc một trong các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh;
    c) Đã trực tiếp tham gia thực hiện ít nhất 01 dự án, nhiệm vụ thuộc một trong các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế - xã hội;
    d) Đã trực tiếp tham gia thực hiện ít nhất 03 dự án, nhiệm vụ thuộc một trong các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh.
    3. Đơn vị thực hiện phân tích mẫu đất, mẫu nước có phòng phân tích được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động phân tích, thử nghiệm mẫu đất, mẫu nước (không bao gồm hoạt động lấy mẫu) theo quy định của pháp luật.
    4. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn điều tra, đánh giá đất đai thực hiện theo quy định pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

    Như vậy, tổ chức dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai cần đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên về năng lực.

    saved-content
    unsaved-content
    43