Bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý?

Nội dung giám sát hồ sơ địa chính có gồm giám sát lập bản đồ địa chính? Bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý?

Nội dung chính

    Bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý?

    Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:

    Thực hiện quản lý hồ sơ địa chính
    1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
    a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.2. Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:
    a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các tài liệu gồm:
    - Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định chuyển đến;
    - Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
    - Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
    - Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
    ...

    Như vậy, bản đồ địa chính là một trong các tài liệu do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, ngoài ra theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì bản đồ địa chính còn được chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và  Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

    Bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý?

    Bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý? (Ảnh từ Internet)

    Nội dung giám sát hồ sơ địa chính có gồm giám sát lập bản đồ địa chính?

    Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 28 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:

    Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính
    ...
    5. Nội dung kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính bao gồm:
    a) Kiểm tra, giám sát việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý sổ địa chính;
    b) Kiểm tra, giám sát tính thống nhất của các thông tin giữa các thành phần của hồ sơ địa chính;
    c) Kiểm tra, giám sát tính đầy đủ nội dung thông tin của thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư này;
    d) Nội dung kiểm tra, giám sát việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính;
    đ) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo quản và lưu trữ hồ sơ địa chính.

    Như vậy, theo quy định thì nội dung giám sát hồ sơ địa chính bao gồm việc giám sát việc lập bản đồ địa chính theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.

    Trích đo địa chính lập bản đồ địa chính quy định ra sao?

    Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định:

    Trích đo địa chính
    1. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất.
    2. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do.
    3. Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này.
    4. Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện thửa đất tích đo. Khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
    Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong một năm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.
    5. Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư này. Khi trích đo địa chính từ hai thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm mà có thể thể hiện trong phạm vi của cùng một mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong một mảnh, trích đo đó.
    6. Mảnh trích đo địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn. Ngoài ra, khi thực hiện trích đo địa chính trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 còn phải nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liệu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh trích đo địa chính.
    7. Mảnh trích đo địa chính dạng giấy được in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định. Giấy in phải có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

    Như vậy. trích đo địa chính lập bản đồ địa chính được quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    58
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT