Loading


Việc xác định và đo đạc ranh giới thửa đất tại thực địa được thực hiện như thế nào?

Việc xác định và đo đạc ranh giới thửa đất tại thực địa được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Việc xác định và đo đạc ranh giới thửa đất tại thực địa được thực hiện như thế nào từ 15/01/2025?

    Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, ranh giới thửa đất tại thực địa được xác định và đo đạt như sau:

    Ranh giới thửa đất tại thực địa được xác định theo quy định tại Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT;

    Phương pháp đo đạc thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT và được sử dụng thêm các phương pháp đo đạc đơn giản để thực hiện như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ tài liệu khác và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, điểm trạm đo trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng, địa vật cố định khác có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa, đảm bảo sai số khi đo đạc không vượt quá sai số quy định cho bản đồ địa chính được chỉnh lý;

    Đo đạc ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT;

    Kết quả đo đạc thửa đất tại thực địa được thể hiện rõ trong Phiếu đo đạc chỉnh lý thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 17 kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, có xác nhận của người sử dụng đất, người quản lý đất, trừ trường hợp thửa đất là đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất và xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính).

    Việc xác định và đo đạc ranh giới thửa đất tại thực địa được thực hiện như thế nào từ 15/01/2025?

    Việc xác định và đo đạc ranh giới thửa đất tại thực địa được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Lập bản đồ địa chính là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai?

    Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
    1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
    2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
    3. Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
    4. Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
    5. Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
    6. Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
    7. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
    8. Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
    9. Quản lý tài chính về đất đai.
    10. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
    11. Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
    12. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
    13. Thống kê, kiểm kê đất đai.
    14. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
    15. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    16. Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    17. Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
    18. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    Căn cứ quy định này, đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

    Thông tư 26/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    62