Loading


Báo cáo tài chính là gì? Nội dung báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Báo cáo tài chính là gì? Nội dung báo cáo tài chính bao gồm những gì? Thời hạn nộp báo cáo tài chính là khi nào?

Nội dung chính

    Báo cáo tài chính là gì? Nội dung báo cáo tài chính bao gồm những gì?

    Căn cứ theo Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC đã quy định mục đích báo cáo tài chính như sau:

    Mục đích của Báo cáo tài chính

    1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

    a) Tài sản;

    b) Nợ phải trả;

    c) Vốn chủ sở hữu;

    d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

    đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

    e) Các luồng tiền.

    2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

    Hiện nay, khái niệm báo cáo tài chính vẫn chưa được ghi nhận cụ thể trong bất kỳ văn bản nào. Trên thực tế, báo cáo tài chính có thể được hiểu là một bản trình bày tóm tắt về kết quả hoạt động tài chính, kinh doanh của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.

    Nội dung báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về các vấn đề dưới đây:

    - Tài sản;

    - Nợ phải trả;

    - Vốn chủ sở hữu;

    - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

    - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

    - Các luồng tiền.

    Báo cáo tài chính là gì? Khi nào nộp báo cáo tài chính? (Hình từ Internet)

    Thời hạn nộp báo cáo tài chính là khi nào?

    Căn cứ theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp Báo cáo tài chính như sau:

    Thời hạn nộp Báo cáo tài chính

    1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

    a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

    - Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

    - Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

    b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

    - Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

    - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

    2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

    a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

    b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

    Như vậy, phù thuộc vào loại hình doanh nghiệp nhà nước hay loại hình doanh nghiệp khác (đơn vị kế toán) mà thời hạn nộp báo cáo tài chính có sự khác nhau, cụ thể đó là:

    (1) Đối với doanh nghiệp nhà nước

    - Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

    + Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

    Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.

    + Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

    - Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

    + Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

    Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.

    + Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

    (2) Đối với các loại doanh nghiệp khác

    - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

    Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

    - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

    Khi thay đổi năm tài chính, doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính năm như thế nào?

    Căn cứ Điều 103 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính năm khi doanh nghiệp thay đổi năm tài chính như sau:

    Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán

    Khi thay đổi kỳ kế toán, ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch, doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

    1. Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới, ví dụ:

    Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm 2014 theo năm dương lịch. Năm 2015, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Trường hợp này, doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính riêng cho giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/3/2015.

    2. Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.

    3. Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.

    Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/4/2015 và kết thúc ngày 31/3/2016, doanh nghiệp phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 1/4/2014 đến 31/3/2015.

    Như vậy, khi thay đổi năm tài chính, doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính phải tiến hành khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính sau:

    - Phải lập riêng báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới;

    - Với bảng cân đối kế toán, toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của năm tài chính trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của năm tài chính mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.

    - Với báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi năm tài chính đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.

    saved-content
    unsaved-content
    55