Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính nào theo quy định?

Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính nào theo quy định? Bảo mật hồ sơ địa chính được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính nào theo quy định?

    Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, quy định như sau:

    Bảo quản hồ sơ địa chính
    1. Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
    ....
    3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:
    a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
    b) Bảo quản trong thời hạn 05 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.
    4. Việc quản lý, bảo đảm an toàn cho hồ sơ địa chính dạng giấy và thiết bị nhớ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.

    Theo đó, thực hiện bảo quản vĩnh viễn đối với:

    - Các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số;

    - Các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản sao Giấy chứng nhận;

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định sau:

    Trừ các trường hợp sau sẽ được bảo quản trong thời hạn 05 năm, gồm:

    - Hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp;

    - Thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.

    Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính nào theo quy định?

    Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính nào theo quy định? (Hình từ Internet) 

    Bảo mật hồ sơ địa chính được quy định ra sao?

    Bảo mật hồ sơ địa chính theo quy định tai Điều 25 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT như sau:

    - Việc bảo mật thông tin trong hồ sơ địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo mật bí mật nhà nước, pháp luật về lưu trữ thông tin, pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định về việc cung cấp thông tin của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    - Việc thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu lĩnh vực đất đai nếu thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.

    Thực hiện quản lý hồ sơ địa chính như thế nào?

    Căn cứ Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định thực hiện quản lý hồ sơ địa chính như sau:

    (1) Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:

    1.1 Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    1.2 Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

    2. Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:

    2.1 Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các tài liệu gồm:

    - Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định chuyển đến;

    - Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

    - Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;

    - Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;

    2.2 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quản lý các tài liệu gồm:

    - Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định chuyển đến;

    - Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

    - Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền;

    2.3 Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức làm công tác địa chính cấp xã) quản lý bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai.

    (3) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Tài nguyên và Môi trường), cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

    saved-content
    unsaved-content
    48
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT