Hồ sơ địa chính được sử dụng vào mục đích xác định các khoản thu tài chính từ đất đai hay không?

Hồ sơ địa chính được sử dụng vào mục đích xác định các khoản thu tài chính từ đất đai hay không? Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính ra sao?

Nội dung chính

    Hồ sơ địa chính được sử dụng vào mục đích xác định các khoản thu tài chính từ đất đai hay không?

    Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Hồ sơ địa chính
    1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tình trạng pháp lý của thửa đất và tài sản gắn liền với đất, phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
    ...
    3. Hồ sơ địa chính được sử dụng vào các mục đích sau đây:
    a) Làm công cụ quản lý đất đai;
    b) Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người được giao quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;
    d) Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;
    đ) Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;
    e) Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo, điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;
    g) Cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
    h) Cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận đất đai.

    Theo đó, Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai là một trong những mục đích sử dụng hồ sơ địa chính.

    Hồ sơ địa chính được sử dụng vào mục đích xác định các khoản thu tài chính từ đất đai hay không?

    Hồ sơ địa chính được sử dụng vào mục đích xác định các khoản thu tài chính từ đất đai hay không? (Hình từ Internet) 

    Chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động ra sao?

    Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT như sau:

    (1) Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính dạng số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự:

    - Cập nhật thông tin đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và quét giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy tờ về giao đất để quản lý (nếu có) sau khi tiếp nhận hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, tính thống nhất theo quy định;

    - Cập nhật kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai đối với trường hợp phải đo đạc địa chính;

    - Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền;

    - Cập nhật thông tin về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận được chứng từ nộp nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc ghi nợ hoặc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    - Quét và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã cấp hoặc đã xác nhận thay đổi; trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu và không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện hoặc không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận thì nhập bổ sung thông tin theo quy định đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận;

    - Kiểm tra việc chỉnh lý, cập nhật; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập hoặc chỉnh lý;

    (2) Nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thì thực hiện chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính như sau:

    - Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc đăng ký biến động thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;

    - Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận hoặc không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến;

    - Trường hợp đăng ký đất đai đối với đất được Nhà nước giao để quản lý thì chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính sau khi hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ theo thẩm quyền hoặc sau khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến.

    Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính ra sao?

    Căn cứ Điều 28 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính như sau:

    - Kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính là việc xem xét, đánh giá việc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính dựa trên các quy định của Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.

    - Việc kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    - Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.

    - Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.

    - Nội dung kiểm tra, giám sát hồ sơ địa chính bao gồm:

    + Kiểm tra, giám sát việc lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý sổ địa chính;

    + Kiểm tra, giám sát tính thống nhất của các thông tin giữa các thành phần của hồ sơ địa chính;

    + Kiểm tra, giám sát tính đầy đủ nội dung thông tin của thửa đất, đối tượng địa lý hình tuyến, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;

    + Nội dung kiểm tra, giám sát việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính;

    + Kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo quản và lưu trữ hồ sơ địa chính.

    saved-content
    unsaved-content
    21
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT