Loading


Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày bao nhiêu bảo vật quốc gia?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày bao nhiêu bảo vật quốc gia? Các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hiện nay bao gồm gì?

Nội dung chính

    Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày bao nhiêu bảo vật quốc gia?

    Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện lưu giữ hơn 150.000 hiện vật. Trong số đó có 4 bảo vật quốc gia rất đặc biệt.

    04 bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gồm:

    (1) Máy bay tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 4324, còn được biết đến là "Én Bạc".

    (2) Máy bay tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 5121.

    (3) Xe tăng T-54B mang số hiệu 843.

    (4) Bản đồ Quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Như vậy, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày 04 bảo vật quốc gia.

    Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày bao nhiêu bảo vật quốc gia?

    Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày bao nhiêu bảo vật quốc gia? (Hình từ Internet)

    Các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hiện nay bao gồm gì?

    Theo quy định tại Điều 29 Nghị đinh 98/2010/NĐ-CP thì Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng là Bảo tàng hạng I, hạng II và hạng III.

    Căn cứ Điều 30 Nghị đinh 98/2010/NĐ-CP có các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hiện nay như sau:

    (1) Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

    - 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu;

    - Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

    - Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

    - 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

    (2) Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

    - 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;

    - Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

    - Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

    - Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

    (3) Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

    - 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;

    - Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

    - Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

    - Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

    Nhà nước có những chính sách nào để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?

    Căn cứ vào Điều 3 Nghị đinh 98/2010/NĐ-CP về chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như sau:

    (1) Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

    (2) Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

    (3) Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:

    - Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

    - Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;

    - Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

    (4) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

    (5) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

    (6) Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    59
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ