Loading


Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng năm nào?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng năm nào? Các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hiện nay bao gồm gì?

Nội dung chính

    Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng năm nào?

    Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng năm năm 1929.

    Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thành lập năm 1929 là một bảo tàng đầu tiên của miền Nam. Trước đây bảo tàng chính là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam Kỳ), đến năm 1956 đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và trưng bày mỹ thuật cổ một số nước ở châu Á. 
    Ngày 23/8/1979 đánh dấu mốc quyết định trong lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng khi chính thức được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 235QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, tòa nhà bên trong khuôn viên bảo tàng được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

    Đây là một trong những công trình tiêu biểu mang phong cách kiến trúc “Đông Dương cách tân”, vừa kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống phương Đông và sự hiện đại của phương Tây.

    Bảo tàng không chỉ là một di tích kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ kho tàng giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc. Hiện nay, nơi đây trưng bày hơn 43.000 hiện vật phong phú, trong đó có 12 bảo vật quốc gia, phản ánh lịch sử xuyên suốt từ thời tiền sử đến cận đại.

    Du khách khi đến với Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ được khám phá về hàng ngàn năm lịch sử và văn hóa Việt Nam mà còn có cơ hội tìm hiểu sâu sắc về đặc trưng văn hóa của vùng đất phương Nam qua hệ thống các phòng trưng bày cố định và những chuyên đề đặc biệt.

    Với sự kết hợp giữa giá trị kiến trúc, lịch sử và văn hóa, bảo tàng này đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với cả người dân và du khách quốc tế khi ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh.

    Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng năm nào? (Hình từ Internet)

    Các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hiện nay bao gồm gì?

    Theo quy định tại Điều 29 Nghị đinh 98/2010/NĐ-CP thì Bảo tàng Việt Nam được xếp hạng là Bảo tàng hạng I, hạng II và hạng III.

    Căn cứ Điều 30 Nghị đinh 98/2010/NĐ-CP có các tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng hiện nay như sau:

    (1) Bảo tàng hạng I phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 5 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 90% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

    - 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ, bảo quản phòng ngừa và có thực hành bảo quản trị liệu;

    - Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 3 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

    - Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a điểm b, điểm c khoản 1 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

    - 100% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

    (2) Bảo tàng hạng II phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 3 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 80% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

    - 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ và bảo quản phòng ngừa;

    - Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 2 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

    - Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

    - Từ đủ 80% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

    (3) Bảo tàng hạng III phải đạt được các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có đủ tài liệu, hiện vật trưng bày phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng, trong đó có ít nhất 1 sưu tập tài liệu, hiện vật quý hiếm; từ đủ 70% tổng số tài liệu, hiện vật trở lên đã được kiểm kê khoa học;

    - 100% tổng số tài liệu, hiện vật được bảo quản định kỳ;

    - Có trưng bày thường trực và hằng năm có ít nhất 1 trưng bày chuyên đề; thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ công chúng;

    - Có công trình kiến trúc bền vững và hạ tầng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm cho việc bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này và các hoạt động thường xuyên khác của bảo tàng;

    - Từ đủ 60% số công chức, viên chức, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn trở lên có trình độ đại học phù hợp với đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.

    Đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được cấp Sổ đỏ không?

    Căn cứ theo Điều 144 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
    Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa được thực hiện như sau:
    1. Trường hợp đất chỉ do một cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó;
    2. Trường hợp có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng người sử dụng đất. Người sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

    Như vậy, đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được cấp Sổ đỏ và được thực hiện theo như quy định trên.

     

    saved-content
    unsaved-content
    28
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ