Loading


Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng có phải bồi thường cho bên nhận thầu không?

Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng có phải bồi thường cho bên nhận thầu không?

Nội dung chính

    Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng có phải bồi thường cho bên nhận thầu không?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

    Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
    ...
    3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
    a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
    b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
    4. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
    a) Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
    b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
    c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
    d) Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    ...

    Theo đó, bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

    - Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;

    - Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;

    - Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;

    - Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

    Như vậy, bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng phải bồi thường cho bên nhận thầu theo quy định của pháp luật.

    Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng có phải bồi thường cho bên nhận thầu không?

    Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng có phải bồi thường cho bên nhận thầu không? (Hình từ Internet)

    Thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 144 Luật Xây dựng 2014, quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:

    - Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

    - Các bên hợp đồng thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

    - Bên giao thầu phải thanh toán đủ giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    - Đối với hợp đồng trọn gói, việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, việc thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh theo thỏa thuận hợp đồng.

    - Đối với hợp đồng theo thời gian, việc thanh toán chi phí chuyên gia tư vấn được xác định trên cơ sở mức tiền lương chuyên gia và các chi phí liên quan đến hoạt động của chuyên gia tư vấn nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

    - Đối với hợp đồng theo chi phí, cộng phí việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở chi phí trực tiếp thực hiện công việc của hợp đồng và các chi phí quản lý, lợi nhuận của bên nhận thầu theo thỏa thuận.

    - Việc thanh toán đối với khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng xây dựng được thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.

    - Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

    Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp nào?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 147 Luật xây dựng 2014, được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng như sau:

    Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng
    1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
    2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
    3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:
    a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
    b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

    - Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

    - Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    63