Loading

17:36 - 19/09/2024

Cách thức thực hiện các quy chuẩn thi công công trình ngầm nhằm đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng là gì?

Quy chuẩn thi công công trình ngầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?Quy chuẩn thông gió trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Nội dung chính

    Quy chuẩn thi công công trình ngầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    Tại Tiểu tiết 2.8.3.1 Tiết 2.8.3 Tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thi công công trình ngầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    2.8.3.1.1  Công việc thi công các công trình ngầm (hoặc thi công ngầm) phải được thực hiện theo kế hoạch và biện pháp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (nếu có quy định của bộ quản lý công trình chuyên ngành hoặc chính quyền địa phương).

    CHÚ THÍCH: Phải có kế hoạch và biện pháp ĐBAT cho người và công trình, biện pháp cứu nạn và đảm bảo thoát nạn trong trường hợp có hỏa hoạn, lũ, lụt, sụt lở hoặc đất đá bị xáo trộn (mất ổn định) phù hợp với kế hoạch và biện pháp thi công của nhà thầu.

    2.8.3.1.2  Tại những nơi có người đang làm việc trong công trình ngầm phải được người sử dụng lao động kiểm tra các điều kiện ĐBAT để làm việc tại các thời điểm: Trước, sau và ít nhất 01 (một) lần trong mỗi ca làm việc.

    CHÚ THÍCH: Biện pháp ĐBAT do nhà thầu lập phải quy định cụ thể các đối tượng và nội dung bắt buộc phải kiểm tra; đặc biệt chú ý đến ĐBAT cháy, nổ, thông gió, chất lượng không khí, ĐBAT điện, chiếu sáng, lối thoát nạn.

    2.8.3.1.3  Những khu vực mà chỉ có một người lao động làm việc phải được kiểm tra ít nhất 02 (hai) lần trong mỗi ca làm việc.

    2.8.3.1.4  Định kỳ ít nhất 01 lần/tuần, phải tổ chức kiểm tra tổng thể đối với máy, thiết bị thi công, kết cấu của công trình đang thi công và công trình liền kề, KCCĐT (cho công trình và thiết bị), giàn giáo, đường ra vào nơi làm việc, phương án và lối thoát nạn, các kho chứa, tiện ích y tế, nơi làm việc và khu vực vệ sinh, hệ thống thông gió, hệ thống và biện pháp PCCC, các hệ thống và trang thiết bị khác có liên quan để ĐBAT cho người lao động. Kết quả kiểm tra phải được lập thành hồ sơ (hoặc biên bản) có xác nhận của người có thẩm quyền.

    CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm chỉ huy trưởng công trường và giám sát trưởng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

    2.8.3.1.5  Người lao động đang làm việc trong công trình ngầm phải rời khỏi nơi làm việc nếu:

    a) Hệ thống thông gió bị hỏng;

    b) Có các nguy cơ đe dọa mất an toàn khác.

    CHÚ THÍCH: Người sử dụng lao động phải hướng dẫn cụ thể để người lao động nhận diện và hiểu được các nguy cơ đe dọa đến an toàn của họ trong khi thi công công trình ngầm.

    2.8.3.1.6  Người sử dụng lao động phải thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thường xuyên ở khu vực gần chỗ người lao động đang làm việc trong công trình ngầm (kể cả từ khu vực thi công sâu nhất) với bộ phận làm việc trên mặt đất.

    2.8.3.1.7  Khi thi công các công trình ngầm mà có thể có các nguy cơ cháy nổ do các loại khí dễ cháy nổ (ví dụ: khí mêtan), công việc ĐBAT phải thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong khai thác khoáng sản, hầm mỏ.

    CHÚ THÍCH: Các QCVN về hầm mỏ, mỏ than, bao gồm: QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT và các quy chuẩn có liên quan khác (nếu có).

    2.8.3.1.8  Không khí trong khu vực thi công ngầm phải được quan trắc, kiểm tra thường xuyên và phải có biện pháp phù hợp để ĐBAT cho người lao động (xem 2.8.3.3).

    2.8.3.1.9  Lối thoát nạn phải được chỉ định rõ bằng các dấu hiệu, bảng hiệu có thể nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.

    Cách thức thực hiện các quy chuẩn thi công công trình ngầm nhằm đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng là gì?

    Cách thức thực hiện các quy chuẩn thi công công trình ngầm nhằm đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng là gì? (Hình từ Internet)

    Quy chuẩn thông gió trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? 

    Tại Tiểu tiết 2.8.3.3 Tiết 2.8.3 Tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn thông gió trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    2.8.3.3.1  Việc thông gió trong công trình ngầm thực hiện theo các quy định tại TCVN 6780-3:2009 (hoặc tiêu chuẩn áp dụng có liên quan) và các quy định dưới đây.

    2.8.3.3.2  Không khí trong các khu vực thi công ngầm phải được lưu thông để đảm bảo các quy định của TCVN 6780-3:2009, trong đó đặc biệt là:

    a) Tránh để nhiệt độ bị tăng quá cao;

    b) Giảm nồng độ bụi, khói, khí, hơi có hại nhằm đảm bảo giữ không khí ở mức độ an toàn;

    c) Hàm lượng oxy trong không khí không bị giảm xuống dưới 20%.

    2.8.3.3.3  Trong các khu vực thi công ngầm, phải có phương án cấp khí dự phòng.

    2.8.3.3.4  Trong đường hầm, tại khu vực sau khi hoàn thành việc nổ mìn:

    a) Phải thông gió cơ học để đảm bảo cấp đủ không khí tới bề mặt;

    b) Phải thông gió ngay sau khi nổ mìn để loại bỏ khí và bụi độc hại; có thể sử dụng biện pháp bổ sung để chống bụi như phun nước hoặc tưới ẩm;

    c) Trong trường hợp cần thiết phải lắp đặt bổ sung thiết bị thông gió để đảm bảo hiệu quả loại bỏ khí và bụi độc hại.

    2.8.3.3.5  Người lao động phải được bố trí nguồn cung cấp dưỡng khí dự phòng (ví dụ: trang bị thiết bị thở cá nhân) để đề phòng tình huống gặp sự cố (công trình hoặc kỹ thuật) dẫn đến việc thông gió không thể thực hiện được.

    saved-content
    unsaved-content
    26