Loading


Chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc nào?

    Nguyên tắc chẩn đoán, Điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

    1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
    a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
    b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
    c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
    2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng Điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
    3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc chẩn đoán, Điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

    saved-content
    unsaved-content
    42