Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?

Chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào? Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:

    Điều chỉnh giấy phép xây dựng
    1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
    a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
    b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
    c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
    2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
    c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
    d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

    Như vậy, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

    + Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    + Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

    + Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

    Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều chỉnh gia hạn giấy phép xây dựng như sau:

    Điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng
    1. Việc điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 98, Điều 99 Luật Xây dựng năm 2014. Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp.
    2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
    c) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định này;
    d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
    3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, gồm:
    a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

    Như vậy, theo quy định trên, chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp.

    Việc gia hạn giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 99 Luật Xây dựng 2014, quy định về việc gia hạn giấy phép xây dựng như sau:

    - Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần.

    Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

    - Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:

    + Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;

    + Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

    - Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện.

    Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.

    saved-content
    unsaved-content
    41
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT