Loading


Có bao nhiêu loại hóa đơn điện tử? Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định ra sao?

Hóa đơn điện tử có bao nhiêu loại? Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định như thế nào? Hóa đơn điện tử được lưu như thế nào?

Nội dung chính

    Hóa đơn điện tử có bao nhiêu loại?

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:

    a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

    Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

    b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

    ...

    Như vậy, hóa đơn điện tử là hóa đơn của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

    Hóa đơn điện tử có 2 loại như sau:

    - Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

    - Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế;

    Hóa đơn điện tử có bao nhiêu loại? Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn như sau:

    Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn

    1. Hóa đơn điện tử

    a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

    - Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

    - Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

    - Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

    - Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

    - Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;

    - Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

    ...

    Như vậy, ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử và được quy định như sau:

    - Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

    - Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

    - Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

    - Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

    - Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP;

    - Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

    Hóa đơn điện tử được lưu như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ:

    Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ

    1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:

    a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;

    b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.

    2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

    3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:

    a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.

    b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

    c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.

    Như vậy, lưu trữ hoá đơn điện tử được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Sẳn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

    saved-content
    unsaved-content
    66
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ