Loading


Có được phép viết tắt hóa đơn không? Tem, vé, thẻ khi xuất hóa đơn điện tử có cần có nội dung gì không?

Hóa đơn có được viết tắt không? Doanh nghiệp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khi nào? Xuất hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ không nhất thiết phải có nội dung gì?

Nội dung chính

    Hóa đơn có được viết tắt không?

    Tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung của hóa đơn như sau:

    Nội dung của hóa đơn

    ...

    5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

    a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

    Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

    b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

    Như vậy, hóa đơn vẫn được viết tắt nếu tên, địa chỉ người mua quá dài. Cụ thể có thể viết tắt một số từ sau:

    - "Phường" thành "P"

    - "Quận" thành "Q"

    - "Thành phố" thành "TP"

    - "Việt Nam" thành "VN"

    - "Cổ phần" là "CP"

    - "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH"

    - "khu công nghiệp" thành "KCN"

    - "sản xuất" thành "SX"

    - "Chi nhánh" thành "CN"

    Lưu ý: Viết tắt trên hóa đơn nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

    Hóa đơn có được viết tắt không? Xuất hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ không nhất thiết phải có nội dung gì? (Hình từ Internet)

    Doanh nghiệp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khi nào?

    Tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khi:

    - Khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

    - Thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

    - Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

    - Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

    - Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

    - Lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân.

    - Bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh khi phát hiện doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh.

    Xuất hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ không nhất thiết phải có nội dung gì?

    Tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ như sau:

    Nội dung của hóa đơn

    ...

    14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung

    a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.

    b) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.

    c) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

    Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

    d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

    ....

    Như vậy, xuất hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì không nhất thiết phải có các nội dung:

    - Chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là HĐĐT do cơ quan thuế cấp mã);

    - Tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế);

    - Tiền thuế, thuế suất thuế GTGT.

    saved-content
    unsaved-content
    70
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ