Loading


Cơ quan nào đảm nhận vai trò thường trực của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?

Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định cần lấy ý kiến từ các đối tượng nào?

Nội dung chính

    Cơ quan nào đảm nhận vai trò thường trực của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?

    Căn cứ theo Điều 33 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 28 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

    Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
    1. Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
    2. Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp.
    3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
    ….

    Như vậy, cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là:

    - Bộ Xây dựng: Trong trường hợp Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập.

    - Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp: Trong trường hợp Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt.

    Cơ quan nào đảm nhận vai trò thường trực của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?Cơ quan nào đảm nhận vai trò thường trực của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng? (Hình từ internet)

    Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định cần lấy ý kiến từ các đối tượng nào?

    Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 44/2015/NĐ-CP có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 10 Điều 2 Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
    1. Cơ quan trình thẩm định và phê duyệt:
    a) Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
    b) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp.
    2. Lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định:
    a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng có quy mô trên 200 ha.
    b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
    3. Trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
    4. Kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sẽ được cơ quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, cơ quan thẩm định cần lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.

    Thời gian thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện là bao lâu?

    Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 44/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 72/2019/NĐ-CP và có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 10 Điều 2 Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
    1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, thời gian thẩm định nhiệm vụ quy hoạch không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án quy hoạch không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án quy hoạch không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    2. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng:
    a) Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    b) Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
    ...

    Như vậy, thời gian thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện là:

    - Không quá 20 ngày: Đối với thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng.

    - Không quá 25 ngày: Đối với thời gian thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    20