Loading


Công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản gồm những công việc được quy định ra sao?

Công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản gồm những công việc gì? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản gồm những công việc được quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì công tác xây dựng đề án đánh giá khoáng sản gồm những công việc chính sau đây:

    - Thu thập, tổng hợp đầy đủ các tài liệu hiện có về cơ sở hạ tầng, về địa chất, khoáng sản và các tài liệu liên quan khác; đánh giá hiện trạng và mức độ tin cậy của chúng; đánh giá hiệu quả và hạn chế của các phương pháp đã thực hiện.

    - Khảo sát sơ bộ diện tích lập đề án; lấy mẫu, phân tích mẫu nhằm bổ sung các tài liệu địa chất, khoáng sản cần thiết; thiết kế hợp lý các phương pháp và trình tự thực hiện; xác định các điều kiện thi công đề án.

    - Xác định số lượng khu vực đang có hoạt động khoáng sản thuộc đối tượng đánh giá. Đối với hoạt động khai thác phải xác định rõ các khu vực khai thác hầm lò; các khu vực khai thác lộ thiên.

    - Xây dựng mục tiêu đạt được, gồm: địa chất, khoáng sản và điều tra hiện trạng (nếu có).

    - Dự kiến loại hình quặng hóa có thể phát hiện và đánh giá. Xác định các nhiệm vụ địa chất cụ thể của đề án.

    - Thiết kế hệ phương pháp kỹ thuật, các yêu cầu cụ thể của từng phương pháp và xác định khối lượng từng hạng mục công việc của đề án.

    - Dự kiến các chỉ tiêu tính tài nguyên.

    - Xác định cơ sở xây dựng dự toán và lập dự toán đề án.

    Đề án đánh giá khoáng sản được lập theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

    saved-content
    unsaved-content
    30