Loading


Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa có được xây tầng hầm không?

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được xây tầng hầm? Có phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất cho diện tích đất xây dựng công trình này?

Nội dung chính

    Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa có được xây tầng hầm không?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định:

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
    a) Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;
    b) Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;
    c) Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;
    d) Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
    ...

    Như vậy, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa không được xây tầng hầm theo quy định.

    Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa có được xây tầng hầm không?Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa có được xây tầng hầm không? (Ảnh từ Internet)

    Có phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất cho diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định:

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa
    ...
    2. Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
    3. Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

    Như vậy, không cần phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng cho diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa.

    Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp như thế nào?

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định thì quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp như sau:

    (1) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

    (2) Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:

    - Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;

    - Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;

    - Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;

    - Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.

    (3) Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.

    (4) Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.

    Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 11 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định:

    Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt
    1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:
    a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
    c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
    2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
    3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

    Như vậy, hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt như sau:

    (1) Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:

    - Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt;

    - Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu;

    - Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.

    (2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.

    (3) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt hoặc văn bản không chấp thuận gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

    saved-content
    unsaved-content
    71