Loading

11:44 - 13/12/2024

Đã có Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 sửa đổi bổ sung

Quốc hội đã ban hành Luật số 52/2024/QH15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nội dung chính

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có điểm gì thay đổi?

    Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 19/2008/QH12Luật 72/2014/QH13 và Luật 48/2019/QH14

    Một số điểm mới của Luật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 như sau:

    (1) Sửa đổi về chức vụ, chức danh của sĩ quan 

    Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 sửa đổi, bổ sung về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan như sau:

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

    Chức vụ, chức danh của sĩ quan

    1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
    a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
    b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
    c) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
    d) Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
    đ) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
    Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
    e) Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục;
    Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
    g) Tư lệnh, Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
    h) Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
    i) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
    k) Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
    Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
    l) Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn;
    Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
    m) Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
    n) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
    o) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn;
    p) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
    q) Phó Đại đội trưởng,
    Chính trị viên phó Đại đội;
    r) Trung đội trưởng.
    2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

    Như vậy, sửa đổi quy định về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan như sau:

    - Bổ sung các chức vụ mới:

    + Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (điểm c, khoản 1).

    + Phó Tổng Tham mưu trưởng và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (điểm d, khoản 1).

    + Các chức vụ Chính ủy xuất hiện ở hầu hết cấp bậc như Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội, Trung đội (các điểm từ đ đến r).

    - Chức vụ được chi tiết hóa ở tất cả các cấp, bao gồm:

    + Tư lệnh, Chính ủy, và Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy ở các cấp: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân.

    + Chính ủy được quy định song hành với các chức vụ chỉ huy như: Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Trung đội trưởng.

    - Chức danh tương đương

    + Chức danh tương đương với các chức vụ cao cấp (điểm đ, e, g) sẽ do Chính phủ quy định.

    + Chức danh tương đương với các chức vụ từ cấp Binh chủng, Sư đoàn trở xuống (điểm h đến r) sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

    - Mỗi cấp bậc đều có các chức vụ Phó chỉ huy và Phó Chính ủy tương ứng, ví dụ:

    + Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn.

    + Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn.

    + Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn.

    - Bổ sung các chức vụ mới như:

    + Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

    + Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

    (2) Tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị

    Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 sửa đổi, bổ sung về tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị như sau:

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
    2. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

    Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị

    1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
    Cấp Úy:           53;
    Thiếu tá:          55;
    Trung tá:          57;
    Thượng tá:       59;
    Đại tá:              61;
    Cấp Tướng:     63.
    2. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

    Theo quy định hiện hành, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị được quy định như sau: cấp úy 51 tuổi, thiếu tá 53 tuổi, trung tá 56 tuổi, thượng tá 57 tuổi, đại tá 60 tuổi, và cấp tướng 63 tuổi.

    Theo quy định mới:

    - Cấp úy: 53 tuổi (tăng 2 năm).

    - Thiếu tá: 55 tuổi (tăng 2 năm).

    - Trung tá: 57 tuổi (tăng 1 năm).

    - Thượng tá: 59 tuổi (tăng 2 năm).

    - Đại tá: 61 tuổi (tăng 1 năm).

    - Cấp tướng: Giữ nguyên 63 tuổi.

    Sửa đổi và bổ sung Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024

    Sửa đổi và bổ sung Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024  (Hình từ Internet)

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có hiệu lực khi nào?

    Căn cứ Điều 3 Luật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 về hiệu lực thi hành như sau:

    Hiệu lực thi hành 
    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.

    Như vậy, Luật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    138