Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là gì? Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Nội dung chính

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là gì?

    Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 về phân loại đất quy định như sau:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    ...

    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

    ...

    Theo đó, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên thuộc được xếp vào loại đất sử dụng vào mục đích công cộng và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:

    3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

    4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

    Như vậy, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là loại đất được sử dụng để bảo vệ và gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

    Đây là những khu vực đất có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan hoặc môi trường, gắn liền với các sự kiện, nhân vật, hoặc giá trị văn hóa đặc biệt của một quốc gia hoặc khu vực.

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Muốn sử dụng kết hợp với mục đích khác được không?

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không (Hình từ internet)

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

    Căn cứ Điều 144 Luật Đất đai 2024 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định như sau:

    Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
    Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa được thực hiện như sau:
    1. Trường hợp đất chỉ do một cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó;
    2. Trường hợp có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng người sử dụng đất. Người sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

    Như vậy, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trong đó, đất chỉ do một cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp cho độc lập đối tượng đó. Nếu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là khu vực có nhiều người sử dụng đất với nhiều loại đất khác nhau, việc cấp Giấy chứng nhận sẽ được thực hiện riêng biệt cho từng người sử dụng và từng loại đất trong khu vực đó, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên kết hợp với mục đích sử dụng khác được không?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024 về sử dụng đất kết hợp đa mục đích quy định như sau:

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
    1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
    ...

    b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    ...

    Và căn cứ khoản 2 Điều 211 Luật Đất đai 2024 về đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên quy định như sau:

    Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên
    ...
    2. Việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên kết hợp với mục đích khác phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 218 của Luật này, Luật Di sản văn hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, đất sử dụng vào mục đích công cộng nói chung và đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên nói riêng được kết hợp đa mục đích với thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    26
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT