Loading


Diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Quy định về xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa ra sao?

Nội dung chính

    Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?

    Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ....
    4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa là hình thức chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm; trồng lúa sang trồng cây lâu năm; trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
    5. Năng suất cao là năng suất được tính tại thời điểm phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao, đạt tối thiểu bằng năng suất trung bình của 3 năm liền kề trước đó tại vùng dự kiến quy hoạch trồng lúa năng suất, chất lượng cao theo công bố của cơ quan thống kê địa phương. Trường hợp trong 3 năm liền kề có vụ lúa giảm năng suất do thiên tai, dịch bệnh được cấp có thẩm quyền công bố thì lấy kết quả cùng vụ của năm trước đó.
    6. Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.
    7. Kết cấu hạ tầng phục vụ vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm công trình giao thông, thủy lợi.

    Theo đó, Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp.

    Diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

    Diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Hình từ Internet) 

    Diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

    Căn cứ Điều 3 Quyết định 59/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai quy định về diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cụ thể như sau:

    Không quá 10 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích dưới 500 m2.

    - Không quá 30 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 5.000 m2 .

    - Không quá 60 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2 .

    - Không quá 100 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 50.000 m2.

    - Không quá 150 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích từ 50.000 m2 đến dưới 100.000 m2 .

    - Không quá 200 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích từ 100.000 m2 đến dưới 300.000 m2 .

    - Không quá 300 m2 đối với thửa đất hoặc khu đất có diện tích từ 300.000 m2 trở lên.

    - Trường hợp công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp được xây dựng tại nhiều vị trí của thửa đất hoặc khu đất thì tổng diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 6 Quyết định 59/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai.

    Quy định về xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa ra sao?

    Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, như sau:

    Xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
    a) Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;
    b) Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;
    c) Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;
    d) Công trình phục vụ theo mục đích được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này.
    2. Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
    3. Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều này không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

    Như vậy, việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa được quy định như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:

    + Không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, công trình đê điều, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa liền kề;

    + Công trình chỉ được xây dựng 01 tầng, không được xây dựng tầng hầm;

    + Khu vực đất trồng lúa được phép xây dựng công trình phải tập trung, có diện tích tối thiểu từ 50 ha;

    + Công trình phục vụ theo mục đích là công trình phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản; kho chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động; trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp..

    - Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

    - Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2024/NĐ-CP không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và vẫn được thống kê là đất trồng lúa.

    saved-content
    unsaved-content
    66