Loading


Điều tra, khảo sát thực địa trong kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những bước nào?

Điều tra, khảo sát thực địa trong kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những bước nào?

Nội dung chính

    Điều tra, khảo sát thực địa trong kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những bước nào?

    Ngày 12/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT, việc điều tra, khảo sát thực địa trong kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những nước như sau:

    (1) Xác định những nội dung cần điều tra, khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa;

    (2) Điều tra, khảo sát thực địa, gồm: các nội dung chính tác động đến kế hoạch sử dụng đất quốc gia (các khu vực dự kiến phát triển công trình hạ tầng chiến lược quốc gia, hệ thống đô thị, khu công nghiệp, khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và các nội dung khác liên quan);

    (3) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.

    Điều tra, khảo sát thực địa trong kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những bước nào?

    Điều tra, khảo sát thực địa trong kỹ thuật lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm những bước nào? (Hình từ Internet)

    Phương án kế hoạch sử dụng đất được xây dựng như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 18 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT, phương án kế hoạch sử dụng đất được xây dựng như sau:

    (1) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ kế hoạch sử dụng đất, gồm:

    - Các chỉ tiêu về kinh tế;

    - Các chỉ tiêu về xã hội;

    - Các chỉ tiêu về bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    - Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

    (2) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và các điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP; xây dựng hệ thống biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ kèm theo.

    (3) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia và phân theo vùng kinh tế - xã hội, gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất quốc phòng, đất an ninh.

    (4) Đánh giá tác động của kế hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    (5) Giải pháp, nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất, gồm:

    - Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;

    - Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất;

    - Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

    (6) Xây dựng hệ thống biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ.

    (7) Xây dựng báo cáo chuyên đề phương án kế hoạch sử dụng đất.

    Kế hoạch sử dụng đất là gì? Kế hoạch sử dụng đất quốc gia được lập trên những căn cứ nào?

    Căn cứ quy định tại khoản 28 Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì kế hoạch sử dụng đất là việc phân kỳ quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện.

    Đồng thời, khoản 3 Điều 64 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia
    ...
    3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:
    a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
    b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn của cả nước;
    c) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương;
    d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ trước;
    đ) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực.
    ...

    Như vậy, kế hoạch sử dụng đất quốc gia được lập trên những căn cứ theo quy định trên.

    Thông tư 29/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2024.

    saved-content
    unsaved-content
    42
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT