Loading


Nhìn lại 10 điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2024?

Nhìn lại 10 điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2024? Nhà nước có những chính sách gì đối với đầu tư kinh doanh bất động sản?

Nội dung chính

    Nhìn lại 10 điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2024?

    Năm 2024 là một năm đầy biến động đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2024 dưới đây:

    (1) Ba luật về bất động sản chính thức có hiệu lực từ năm 2024:

    Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2024.

    Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2024.

    Luật Nhà ở 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2024.

    (2) Thị trường bất động sản phục hồi tích cực:

    Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với thị trường bất động sản Việt Nam sau thời kỳ trầm lắng kéo dài từ đại dịch Covid-19. Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi các yếu tố nội tại và những chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ.

    Nhờ vào động lực từ tăng trưởng kinh tế, mặt bằng lãi suất hấp dẫn cùng với việc triển khai đồng bộ các luật quan trọng có hiệu lực sớm, thị trường bất động sản đã chứng kiến dòng tiền đầu tư dần quay trở lại. Nhà đầu tư tập trung vào các sản phẩm có pháp lý rõ ràng, đáp ứng nhu cầu thực tế. Đồng thời, nguồn cung trên thị trường không chỉ tăng về số lượng mà còn được cải thiện về chất lượng, góp phần thúc đẩy giao dịch phục hồi và tăng trưởng trở lại.

    (3) Nhu cầu sở hữu nhà chung cư tại Hà Nội tăng cao:

    Câu chuyện giá chung cư tiếp tục là tâm điểm thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn bất động sản trong năm 2024. Thực tế, giá chung cư tại Hà Nội đã tăng mạnh kể từ đầu năm, từ mức trung bình 40 triệu đồng/m2 vào năm 2022 lên hơn 70 triệu đồng/m2 vào cuối quý III năm 2024.

    Hiện tại, thị trường không còn dự án mới nào có giá dưới 60 triệu đồng/m2, trong khi nhiều dự án mở bán thậm chí đạt mức trên 100 triệu đồng/m2, ngay cả ở khu vực ngoại thành như Đông Anh. Giá căn hộ tăng đồng loạt ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, bao gồm cả các dự án cũ cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.

    (4) Đấu giá đất với mức trúng cao kỷ lục:

    Đấu giá đất ngoại thành Hà Nội cũng là từ khóa gây sốt trên thị trường bất động sản trong năm 2024 khi các phiên đấu giá tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức… thu hút số lượng hồ sơ đăng ký lớn, thời gian đấu giá dài và mức giá trúng đấu giá tăng vọt, cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm.

    Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, giá đất trúng đã bị các đối tượng đầu cơ "thổi" lên quá cao so với giá trị thực, tạo ra mặt bằng giá ảo nhằm trục lợi. Họ bất chấp rủi ro, sẵn sàng nộp đầy đủ số tiền đã trúng đấu giá để hợp thức hóa và sau đó lấy mức giá này làm căn cứ "thổi giá" đất ở khu vực và các vùng lân cận. Do vậy, giá nhà đất của Hà Nội từ vùng ven đô, hay trong ngõ nhỏ chật hẹp nội đô đều được rao bán với giá hàng trăm triệu đồng/m2, khiến giấc mơ an cư của người dân càng trở nên khó khăn.

    (5) UBND Hà Nội và TP.HCM ban hành ban hành bảng giá đất mới nhất:

    Quý IV năm 2024 là giai đoạn nhiều địa phương trên cả nước cập nhật bảng giá đất mới, trong đó TP.HCM và Hà Nội là hai tâm điểm thu hút sự chú ý.

    Tại TP.HCM, bảng giá đất chính thức được ban hành vào tháng 10/2024, áp dụng từ ngày 31/10/2024 đến 31/12/2025. So với dự thảo công bố vào tháng 7/2024, giá đất trong bảng giá chính thức đã giảm từ 20-30%. Mức giá cao nhất được ghi nhận là 687,2 triệu đồng/m2, áp dụng tại các tuyến đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi (quận 1). Con số này, nếu chưa tính hệ số K, đã tăng 4,2 lần so với bảng giá đất cũ.

    Tại Hà Nội, UBND TP công bố bảng giá đất mới vào ngày 20/12/2024, có hiệu lực ngay và kéo dài đến hết 31/12/2025. Theo bảng giá mới, mức giá đất tại Hà Nội cao gấp 2-6 lần so với bảng giá trước đây.

    (6) Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng lam,f dự án nhà ở thương mại:

    Ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, với hơn 86,6% đại biểu tán thành.

    Từ ngày 01/04/2025, chính sách mới cho phép nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (đất thương mại, dịch vụ) hoặc các loại đất khác trong cùng thửa đất để phát triển dự án nhà ở thương mại. Chính sách này sẽ được triển khai thí điểm trong vòng 5 năm.

    (7) Đề xuất đánh thuế bất động sản đáng được quan tâm:

    Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ vào tháng 9, Bộ Xây dựng đã chỉ ra nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao, đồng thời cho biết đang nghiên cứu và đề xuất chính sách đánh thuế đối với trường hợp sở hữu hoặc sử dụng nhiều nhà, đất. Mục tiêu là hạn chế đầu cơ, mua bán trong thời gian ngắn để kiếm lời. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu chính sách thuế đối với bất động sản thứ hai hoặc các tài sản bị bỏ hoang, không sử dụng.

    Đến tháng 11, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất áp dụng thuế thu nhập cá nhân dựa trên thời gian sở hữu bất động sản, nhằm ngăn chặn tình trạng lướt sóng và đẩy giá trên thị trường.

    (8) Vốn FDI đầu tư vào bất động sản tăng mạnh:

    Tính đến cuối tháng 11, lĩnh vực bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, đạt 5,63 tỷ USD, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2019.

    Điều này cho thấy bất động sản Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ sở hữu dư địa tăng trưởng lớn, nguồn lao động dồi dào và tốc độ đô thị hóa nhanh, Việt Nam còn có môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách ưu đãi cởi mở và nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng ổn định. Những lợi thế này tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến tiềm năng, đón đầu làn sóng FDI lần thứ tư.

    (9) Gánh nặng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản:

    Tính đến cuối tháng 11, lĩnh vực bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, đạt 5,63 tỷ USD, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2019.

    Điều này cho thấy bất động sản Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ sở hữu dư địa tăng trưởng lớn, nguồn lao động dồi dào và tốc độ đô thị hóa nhanh, Việt Nam còn có môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách ưu đãi cởi mở và nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng ổn định. Những lợi thế này tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến tiềm năng, đón đầu làn sóng FDI lần thứ tư.

    (10) Chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội:

    Năm 2024, nhiều địa phương đã đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Theo báo cáo từ các địa phương, kể từ năm 2021, trên cả nước đã có 644 dự án nhà ở xã hội được triển khai, với quy mô hơn 580.100 căn, theo thống kê của Bộ Xây dựng.

    Đây cũng là năm nhiều gói tín dụng ưu đãi được đề xuất nghiên cứu, tiêu biểu là gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng. Gói này được Ngân hàng Chính sách Xã hội sử dụng để hỗ trợ vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà ở, thực hiện các chính sách xã hội. Nguồn vốn của gói tín dụng này đến từ ngân sách địa phương và khoảng 15.000 tỷ đồng được huy động qua phát hành trái phiếu Chính phủ.  

    Nhìn lại 10 điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2024?

    Nhìn lại 10 điểm nhấn của thị trường bất động sản năm 2024? (Hình từ Internet)

    Nhà nước có những chính sách gì đối với đầu tư kinh doanh bất động sản?

    Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Nhà nước có những chính sách về kinh doanh bất động sản như sau:

    (1) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.

    (2) Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    (3) Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án đối với dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.

    (4) Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án bất động sản.

    (5) Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.

    (6) Nhà nước có chính sách để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

    (7) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.

    Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản?

    Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định:

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản
    1. Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
    2. Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
    3. Không công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
    4. Gian lận, lừa dối, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
    5. Thu tiền trong bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai không đúng quy định của Luật này; sử dụng tiền thu từ bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai trái quy định của pháp luật.
    6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
    7. Cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
    8. Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

    Như vậy, có 08 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    40