Loading


Doanh nghiệp sẽ bị phạt như thế nào nếu không nhận lại người lao động sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự?

Mức phạt đối với doanh nghiệp không nhận lại người lao động trở lại làm việc khi xuất ngũ như thế nào?

Nội dung chính

    Mức phạt đối với doanh nghiệp không nhận lại người lao động trở lại làm việc khi xuất ngũ như thế nào?

    Căn cứ Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

    Theo Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả

    b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

    Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt như sau:

    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Theo đó, sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động nếu hợp đồng còn thời hạn thì doanh nghiệp phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    Doanh nghiệp không nhận người lao động làm việc trở lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự nếu thời hạn hợp đồng lao động còn thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. Đồng thời, doanh nghiệp bị buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc.

    Doanh nghiệp sẽ bị phạt như thế nào nếu không nhận lại người lao động sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

    Người lao động làm việc ở doanh nghiệp nhà nước có được hưởng nguyên lương cho thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự hay không?

    Theo khoản 10 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

    10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

    1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.

    Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi sẽ được hưởng nguyên lương.

    Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nhập ngũ hay không? 

    Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau:

    1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

    2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

    Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

    3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

    Theo quy định trên, người lao động không được tạm ứng tiền lương trước khi nhập ngũ.

    saved-content
    unsaved-content
    20