Loading


Đối tượng được theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ai?

Đối tượng được theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ai?

Nội dung chính

    Đối tượng được theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ai?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    ...
    4. Đối tượng theo dõi, đánh giá thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại điểm a khoản 4 Điều 232 Luật Đất đai, bao gồm:
    a) Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 30 ha trở lên tại khu vực đô thị và từ 50 ha trở lên tại khu vực nông thôn; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn; dự án cụm công nghiệp; dự án cảng hàng không, cảng biển, dự án lấn biển;
    b) Tổ chức đang sử dụng đất có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên tại khu vực đô thị và từ 100 ha trở lên tại khu vực nông thôn.

    Theo quy định trên, đối tượng được theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm:

    - Dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 30 ha trở lên tại khu vực đô thị và từ 50 ha trở lên tại khu vực nông thôn; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn; dự án cụm công nghiệp; dự án cảng hàng không, cảng biển, dự án lấn biển.

    - Tổ chức đang sử dụng đất có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên tại khu vực đô thị và từ 100 ha trở lên tại khu vực nông thôn.

    Đối tượng được theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ai? (Hình từ Internet)

    Đối tượng được theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là ai? (Hình từ Internet)

    Ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường thì còn có cơ quan nào khác có trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai hay không?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 232 Luật Đấtđai 2024:

    Theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
    ...
    4. Trách nhiệm theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai được quy định như sau:
    a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc sử dụng đất đối với các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất;
    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai đối với cấp huyện trực thuộc; đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp tỉnh;
    c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai đối với cấp xã trực thuộc; đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp huyện;
    d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn cấp xã.

    Theo quy định trên, ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp cũng có trách nhiệm theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai.

    Báo cáo theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp cần phải có những nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    ...
    8. Báo cáo theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp phải thể hiện các nội dung sau:
    a) Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn; kết quả thực hiện các nội dung về quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này theo thẩm quyền;
    b) Đánh giá việc chấp hành pháp luật về đất đai, hiệu quả sử dụng đất của người sử dụng đất trên địa bàn quy định tại khoản 2 Điều này;
    c) Đánh giá tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn;
    d) Đánh giá, xếp hạng đối với công tác quản lý đất đai của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
    đ) Đề xuất, kiến nghị hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.

    Theo đó, báo cáo theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Ủy ban nhân dân các cấp cần phản ánh các nội dung chính sau:

    - Đánh giá công tác quản lý đất đai: Báo cáo phải thể hiện kết quả tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai tại địa phương, bao gồm việc thực thi các nhiệm vụ và hoạt động quản lý đất đai đã được quy định trong thẩm quyền của các cơ quan chức năng.

    - Đánh giá việc chấp hành pháp luật đất đai và hiệu quả sử dụng đất: Báo cáo cần làm rõ mức độ tuân thủ pháp luật đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn, cũng như hiệu quả thực tế trong việc sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân.

    - Tác động của chính sách pháp luật về đất đai: Nội dung này đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và pháp luật về đất đai đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường tại địa phương.

    - Đánh giá, xếp hạng công tác quản lý đất đai: Các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cần tự đánh giá và xếp hạng công tác quản lý đất đai của mình, dựa trên các tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý.

    - Đề xuất, kiến nghị: Báo cáo cũng phải đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, từ đó thúc đẩy việc phát triển bền vững đất đai tại địa phương.

    saved-content
    unsaved-content
    34