Loading


Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính thuộc về ai? Thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính là bao lâu?

Nội dung chính

    Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 332 Luật tố tụng hành chính 2015.

    Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính được quy định như sau:

    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
    1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
    Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
    2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
    Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
    3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định trên do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.

    Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính thuộc về Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hoặc Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp, tùy thuộc vào đối tượng khiếu nại. Đối với các quyết định, hành vi của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, thẩm quyền thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Viện trưởng cấp trên trực tiếp.

    Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? (Hình ảnh từ internet)

    Thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính là bao lâu?

    Thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 330 Luật tố tụng hành chính 2015.

    Theo đó, thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

    Thời hiệu khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

    Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

    Nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính gồm những gì?

    Nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 329 Luật tố tụng hành chính 2015.

    Theo đó, nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính  được quy định như sau:

    Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
    ...
    2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
    b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;

    c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

    Đương sự trong tố tụng hành chính gồm những ai?

    Tại Khoản 7, 8, 9, 10 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    - Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

    - Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện.

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).

    saved-content
    unsaved-content
    46