Loading


Khối lượng kiến thức môn Lịch sử về lịch sử và sử học trong chương trình trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào?

Khối lượng kiến thức môn Lịch sử về lịch sử và sử học trong chương trình trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào? Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn lịch sử về vai trò của sử học, về một số nền văn minh thế giới cổ - trung đại trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Nội dung chính

    Khối lượng kiến thức môn Lịch sử về lịch sử và sử học trong chương trình trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào?

    Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn lịch sử về lịch sử và sử học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

    Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

    Lịch sử

    - Hiện thực lịch sử

    - Lịch sử được con người nhận thức

    - Trình bày được khái niệm lịch sử.

    - Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

    Sử học

    - Khái niệm sử học

    - Đối tượng nghiên cứu của sử học

    - Chức năng, nhiệm vụ của sử học

    - Giải thích được khái niệm sử học.

    - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học.

    - Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học.

    Tri thức lịch sử và cuộc sống: Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

    - Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

    - Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

    - Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

    - Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.

    - Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

    - Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).

    - Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.

    Khối lượng kiến thức môn Lịch sử về lịch sử và sử học trong chương trình trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào?

    Khối lượng kiến thức môn Lịch sử về lịch sử và sử học trong chương trình trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thế nào? (Hình từ Internet)

    Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn lịch sử về vai trò của sử học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

    Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn lịch sử về vai trò của sử học trong chương trình trung học phổ thông như sau:

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

    Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

    - Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá

    - Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên

    - Nêu được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên.

    - Có ý thức vận động các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên ở địa phương.

    Sử học với sự phát triển du lịch

    - Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

    - Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá

    - Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch.

    - Nêu được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

    Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn lịch sử về một số nền văn minh thế giới cổ - trung đại trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

    Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn lịch sử về  một số nền văn minh thế giới cổ - trung đại trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông như sau:

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

    Khái niệm văn minh

    - Khái niệm văn minh

    - Phân biệt văn minh và văn hoá

    - Giải thích được khái niệm văn minh.

    - Phân biệt được khái niệm văn minh, văn hoá.

    Một số nền văn minh phương Đông

    Văn minh Ai Cập

    - Những thành tựu tiêu biểu

    - Ý nghĩa

    - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông.

    - Nêu được thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ai Cập về chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc.

    Văn minh Trung Hoa

    - Những thành tựu tiêu biểu

    - Ý nghĩa

    - Nêu được thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Trung Hoa về chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng, tôn giáo.

    Văn minh Ấn Độ

    - Những thành tựu tiêu biểu

    - Ý nghĩa

    - Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo.

    Một số nền văn minh phương Tây

    Văn minh Hy Lạp - La Mã

    - Những thành tựu tiêu biểu

    - Ý nghĩa

    - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại.

    - Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã về chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo, thể thao.

    Văn minh thời Phục hưng

    - Những thành tựu tiêu biểu

    - Ý nghĩa

    - Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng về tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn học.

     

    saved-content
    unsaved-content
    36
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ