Loading


Kiểm tra, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số tại miền núi được quy định như thế nào?

Kiểm tra, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số tại miền núi được quy định như thế nào? Văn bản nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Kiểm tra, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số tại miền núi được quy định như thế nào?

    Công tác kiểm tra, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số tại miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể là:

    1. Kết thúc năm tài chính, các đơn vị sử dụng lao động phải quyết toán khoản kinh phí hỗ trợ đào tạo và bảo hiểm với cơ quan quản lý cấp trên. Hồ sơ quyết toán bao gồm:
    a) Quyết toán hỗ trợ kinh phí đào tạo: Danh sách người lao động được đào tạo, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo cho từng lao động, tổng số kinh phí đào tạo đề nghị ngân sách hỗ trợ theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này; hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng, chứng từ thanh toán chi phí đào tạo giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở đào tạo nghề.
    b) Quyết toán hỗ trợ kinh phí bảo hiểm: Danh sách người lao động được hỗ trợ đóng bảo hiểm; mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của từng lao động; tổng số kinh phí bảo hiểm đề nghị ngân sách hỗ trợ có xác nhận của cơ quan bảo hiểm theo Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này.
    Hồ sơ quyết toán cần ghi rõ tổng số thời gian mà mỗi người lao động đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm (bao gồm thời gian được hỗ trợ của các năm trước năm báo cáo, thời gian được hỗ trợ trong năm báo cáo).
    2. Cơ quan kiểm tra, thẩm định quyết toán
    a) Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định quyết toán kinh phí đào tạo và kinh phí bảo hiểm đối với các đơn vị trực thuộc và tổng hợp gửi Bộ Tài chính để được cấp bổ sung kinh phí còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả ngân sách nhà nước trong trường hợp số kinh phí không sử dụng hết.
    b) Bộ, ngành chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định quyết toán kinh phí đào tạo và kinh phí bảo hiểm đối với các đơn vị trực thuộc Bộ ngành và tổng hợp gửi Bộ Tài chính để được cấp bổ sung kinh phí còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả ngân sách nhà nước trong trường hợp số kinh phí không sử dụng hết.
    c) Sở Tài chính địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định quyết toán kinh phí đào tạo và kinh phí bảo hiểm đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý (bao gồm cả các hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài nhà nước, các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty mẹ và doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước có trụ sở chính đóng trên địa bàn) và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
    Sở Tài chính địa phương chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán kinh phí đào tạo và kinh phí bảo hiểm của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trên cơ sở kết quả tổng hợp của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính (kèm theo hồ sơ quyết toán) để được cấp bổ sung kinh phí còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả ngân sách nhà nước trong trường hợp số kinh phí không sử dụng hết.
    Hồ sơ quyết toán của địa phương gửi Bộ Tài chính bao gồm: văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí của đơn vị sử dụng lao động, Biên bản thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ của Sở Tài chính đối với đơn vị sử dụng lao động, Quyết định phê duyệt quyết toán kinh phí hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện chính sách theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg được hạch toán và tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    Trên đây là nội dung về công tác kiểm tra, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số tại miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 58/2017/TT-BTC.

    saved-content
    unsaved-content
    25