Loading


Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy bị phạt bao nhiêu?

Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy bị phạt bao nhiêu? Không chấp hành thổi nồng độ cồn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nội dung chính


    Không chấp hành thổi nồng độ cồn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

    Tội chống người thi hành công vụ

    1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    Như vậy, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Chống người thi hành công vụ".

    Tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì Tòa án sẽ quyết định mức phạt cuối cùng.

    Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe ô tô bị phạt bao nhiêu?

    Tại khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe ô tô như sau:

    Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    ...

    10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

    c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

    d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

    11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    ...

    h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Như vậy, lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe ô tô bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy bị phạt bao nhiêu?

    Tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy như sau:

    Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    ...

    8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

    b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

    c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

    d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

    đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

    e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

    h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

    ...

    10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    ...

    g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Như vậy, lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;

    Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị tước bằng lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    1