Loading


Ly hôn không cần phải cùng ký tên vào đơn ly hôn có đúng không?

Tôi lập gia đình với chồng được gần 3 năm, và có một đứa con gái 1 tuổi rưỡi. Hiện nay, vợ chồng tôi thường xuyên bất đồng quan điểm dẫn đến gây gổ, cãi vã và anh ấy thường xuyên đánh đập tôi. Có thể ly hôn mà không cần anh cùng ký tên vào đơn xin ly hôn được không?

Nội dung chính

    Ly hôn không cần phải cùng ký tên vào đơn ly hôn có đúng không?

    Bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được mà không cần phải được sự thuận tình ly hôn từ chồng bạn.

    Theo đó, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP có quy định cụ thể như sau:

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

    Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

    Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

    - Về thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên):

    Bạn cần nộp đơn xin ly hôn kèm theo các giấy tờ cần thiết đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ chồng bạn hiện có đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

    - Về vấn đề con chung khi ly hôn:

    Do con bạn mới 1,5 tuổi nên về nguyên tắc, con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    - Về vấn đề tài sản chung

    Công việc nội trợ trong gia đình cũng được xem là lao động tạo ra thu nhập và khi ly hôn thì bạn vẫn được chia tài sản theo nguyên tắc chung là:

    Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó;
    Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
    Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch;
    Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    saved-content
    unsaved-content
    29