Loading


Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025? Ly hôn thuận tình thì bất động sản chung chia thế nào?

Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025? Ly hôn thuận tình thì bất động sản chung chia thế nào? Ai là người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

Nội dung chính

    Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025? Ly hôn thuận tình thì bất động sản chung chia thế nào?

    Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025 áp dụng hiện nay là Mẫu số 01-VDS tức Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, được quy định tại Danh mục 33 biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.

    Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025

    Tải mẫu Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025 Tại đây

    Về việc phân chia bất động sản chung khi ly hôn thuận tình

    Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

    Thuận tình ly hôn
    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Một trong những yếu tố để được xem là ly hôn thuận tình là vợ chồng đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, không còn tranh chấp, bao gồm cả bất động sản chung (nếu có). Tòa án chỉ giải quyết vẫn đề nhân thân và công nhận ly hôn thuận tình, không phân tiến hành giải quyết phân chia tài sản.

    Trường hợp, không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn (lúc này là vụ án dân sự chứ không phải là ly hôn thuận tình nữa).

    Do vậy, nếu vợ chồng ly hôn thuận tình thì bất động sản chung được phân chia theo thỏa thuận nhưng phải dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

    Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025? Ly hôn thuận tình thì bất động sản chung chia thế nào?

    Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2025? Ly hôn thuận tình thì bất động sản chung chia thế nào? (Hình từ Internet)

    Ai là người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

    Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về các đối tượng sau:

    - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    Lưu ý:

    Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Như vậy, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai người; tức là những người trong cuộc hôn nhân đó. Trừ trường hợp yêu cầu giải quyết ly hôn từ người thứ ba là cha, mẹ, người thân thích khác nếu một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    Khi ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?

    Căn cứ vào Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

    Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

    Bên cạnh đó, tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Hòa giải tại Tòa án
    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Như vậy, hòa giải tại cơ sở là hoạt động khuyến khích các bên khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, còn hoạt động hòa giải tại Tòa án là bắt buộc theo pháp luật về tố tụng dân sự.

    saved-content
    unsaved-content
    70