Loading

17:30 - 02/11/2024

Mẫu bản kiểm điểm giáo viên mới nhất 2024

Mẫu bản kiểm điểm giáo viên mới nhất như thế nào? Tiêu chí xếp loại giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là gì?

Nội dung chính

    Mẫu bản kiểm điểm giáo viên mới nhất 2024

    Vào mỗi dịp cuối năm tại các đơn vị sự nghiệp công lập thường tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng và để cho các cá nhân tự kiểm điểm, đánh giá xếp loại bản thân minh trong suốt quá trình làm việc. Trên cơ sở cá nhân tự đánh giá, cơ quan, tổ chức sẽ căn cứ vào đó và quá trình học tập, làm việc tại đơn vị để xếp loại chất lượng theo các tiêu chí đã được quy định sẵn.

    Bản kiểm điểm giáo viên là bản kiểm điểm do giáo viên tự viết, tự trình bày, tự nhận định về quá trình làm việc, rèn luyện của mình tại đơn vị, tự chỉ ra những mặt tốt mà mình đã đạt được và tự nhận định cả những khuyết điểm, những lỗi sai của mình để từ đó tự đánh giá bản thân, để cấp trên có cơ sở đánh giá trên bản tự kiểm điểm đó. Và căn cứ các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định để đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm của mình.

    Hiện nay, bản kiểm điểm giáo viên được quy định tại Phụ lục mẫu phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (Kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ)

    Tham khảo: Mẫu bản điểm điểm giáo viên mới nhất

    Mẫu bản kiểm điểm giáo viên mới nhất 2024

    Mẫu bản kiểm điểm giáo viên mới nhất 2024 (Hình từ Internet)

    Tiêu chí xếp loại giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là gì?

    Điều 13 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định:

    Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
    1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
    a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
    b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
    2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
    a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
    b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
    c) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
    d) 100% các đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

    Căn cứ quy định trên, giáo viên (không kiêm chức vụ quản lý) được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đạt các tiêu chí như:

    - Chính trị tư tưởng;

    - Đạo đức, lối sống;

    - Tác phong, lề lối làm việc;

    - Ý thức tổ chức kỷ luật;

    - Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

    Thẩm quyền đánh giá, xếp loại giáo viên được quy định như thế nào?

    Khoản 3 Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định:

    Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
    ...
    3. Đối với viên chức
    Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.

    Dẫn chiếu đến khoản 1, 2, 3 Điều 43 Luật Viên chức 2010 quy định:

    Trách nhiệm đánh giá viên chức
    1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
    2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
    3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
    ...

    Như vậy, thẩm quyền đánh giá giáo viên (không kiêm chức vụ quản lý) thuộc về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giao thẩm quyền đánh giá.

    saved-content
    unsaved-content
    329