Loading


Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú là mẫu nào? Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú 2025?

Thay đổi thông tin cư trú cần làm mẫu tờ khai nào? Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú 2025 ở đâu?

Nội dung chính

    Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú là mẫu nào? Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú 2025?

    Khi thực hiện các thủ tục về cư trú thì mẫu từ khai thay đổi thông tin cư trú - Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA là giấy tờ cần điền khi muốn thay đổi thông tin cư trú.

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 66/2023/TT-BCA sử dụng tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi công dân Việt Nam đang cư trú ở trong nước thực hiện các thủ tục như sau:

    - Đăng ký thường trú,

    - Xóa đăng ký thường trú,

    - Tách hộ,

    - Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú,

    - Đăng ký tạm trú,

    - Xóa đăng ký tạm trú

    - Gia hạn tạm trú

    - Khai báo thông tin về cư trú

    - Xác nhận thông tin về cư trú (ký hiệu là CT01).

    Tải về Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú

    Mẫu CT01 Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú

    Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú là mẫu nào? Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú 2025? (hình từ internet)

    Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú là mẫu nào? Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú 2025? (hình từ internet)

    Hướng dẫn viết tờ khai thay đổi thông tin cư trú ra sao?

    Căn cứ theo Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA thì tờ khai thay đổi thông tin cư trú được hướng dẫn viết như sau:

    (1) Cơ quan đăng ký cư trú.

    (2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...

    (3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:

    a) Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

    b) Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

    c) Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

    (4) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:

    a) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

    b) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

    c) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

    Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.

    (5) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:

    a) Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

    b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

    c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

    (6) Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai. Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.

    (7) Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.

    Như vậy, khi người dân điền tờ khai thay đổi về thông tin cư trú cần đọc kỹ và điền đẩy đủ, chính xác thông tin theo như hướng dẫn trên.

    Quyền của công dân về cư trú được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 8 Luật Cư trú 2020 quyền của công dân về cư trú được quy định như sau:

    Quyền của công dân về cư trú
    1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
    3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
    4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
    5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
    6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật

    Như vậy, theo quy định trên thì công dân có tất cả 07 quyền liên quan đến luật cư trú. 

    saved-content
    unsaved-content
    104