Loading


Mĩ trực tiếp can thiệp và dính líu vào chiến tranh Đông Dương bắt đầu từ thời gian nào?

Mĩ trực tiếp can thiệp và dính líu vào chiến tranh Đông Dương bắt đầu từ thời gian nào?

Nội dung chính

    Mĩ trực tiếp can thiệp và dính líu vào chiến tranh Đông Dương bắt đầu từ thời gian nào?

    Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có những khởi sắc, song cũng đối mặt với những thách thức mới.

    Trong đó, về phía địch, ngày 13/5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rơve.

    Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

    Ngày 7/2/1950, Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại.

    Ngày 8/5/1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điểu khiển trực tiếp chiến tranh Đông Dương.

    Như vậy, Mĩ trực tiếp can thiệp và dính líu vào chiến tranh Đông Dương từ ngày 13/5/1949.

    Mĩ trực tiếp can thiệp và dính líu vào chiến tranh Đông Dương bắt đầu từ thời gian nào?

    Mĩ trực tiếp can thiệp và dính líu vào chiến tranh Đông Dương bắt đầu từ thời gian nào? (Hình từ Internet)

    Giáo dục chính quy là gì? Chương trình giáo dục được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 thì có thể hiểu giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

    Căn cứ vào Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình giáo dục như sau:

    - Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

    - Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

    - Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

    - Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

    Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy theo định.

    saved-content
    unsaved-content
    44
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ