Loading


Mốc địa giới hành chính và đường địa giới hành chính các cấp trên bản đồ địa chính được thể hiện ra sao?

Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp trên bản đồ địa chính được thể hiện ra sao?

Nội dung chính

    Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp trên bản đồ địa chính được thể hiện ra sao?

    Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp trên bản đồ địa chính được thể hiện như sau:

    - Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;

    - Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;

    - Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;

    - Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.

    Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;

    - Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.

    Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp trên bản đồ địa chính được thể hiện ra sao?

    Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp trên bản đồ địa chính được thể hiện ra sao? (Hình từ Internet) 

    Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới đơn vị hành chính gồm những hành vi nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 109 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai
    1. Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới đơn vị hành chính bao gồm các hành vi sau:
    a) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới đơn vị hành chính;
    b) Cắm mốc địa giới đơn vị hành chính sai vị trí trên thực địa.
    2. Vi phạm về lập, điều chỉnh, phê duyệt, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
    a) Không kịp thời tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định;
    b) Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đúng nội dung theo quy định;
    c) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
    d) Quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đúng thẩm quyền;
    đ) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đúng nguyên tắc, không đúng căn cứ theo quy định;
    e) Không công bố hoặc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đúng quy định; không thực hiện việc xem xét, đánh giá điều chỉnh, hủy bỏ và công bố công khai việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi đất hoặc hủy bỏ việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất được xác định trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện sau 02 năm liên tục không thực hiện; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    Theo đó, vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới đơn vị hành chính bao gồm các hành vi sau:

    - Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới đơn vị hành chính;

    - Cắm mốc địa giới đơn vị hành chính sai vị trí trên thực địa.

    Mức xử phạt khi vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính

    Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2024/NĐ-CP như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý mốc địa giới đơn vị hành chính
    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp di chuyển, làm sai lệch mốc địa giới đơn vị hành chính.
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp làm hư hỏng mốc địa giới đơn vị hành chính.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.

    Như vậy, mức xử phạt khi vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính:

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp di chuyển, làm sai lệch mốc địa giới đơn vị hành chính.

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp làm hư hỏng mốc địa giới đơn vị hành chính.

    Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.

    Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân.Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)

    saved-content
    unsaved-content
    76