Loading


Mức xử phạt khi không thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy khi đưa nhà trọ dạng sleepbox vào hoạt động?

Không thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy trước khi hoạt động nhà trọ dạng sleepbox bị xử phạt thế nào?

Nội dung chính

    Có bắt buộc thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy khi cho thuê nhà trọ dạng sleepbox không?

    Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về các đối tượng thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy như sau:

    Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
    ...
    3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
    a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
    b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
    c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

    Bên cạnh đó, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải tiến hành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

    Như vậy, chủ cơ sở kinh doanh cho thuê nhà trọ theo mô hình sleepbox từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải tiến hành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

    Mức xử phạt khi không thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy khi đưa nhà trọ dạng sleepbox vào hoạt động? (hình từ internet)Mức xử phạt khi không thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy khi đưa nhà trọ dạng sleepbox vào hoạt động? (hình từ internet)

    Không thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa nhà trọ theo mô hình sleepbox vào hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ khoản 5 Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt khi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng như sau:

    - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Ngoài ra, Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    Ngoài ra khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tối đa đối với với tổ chức có cùng hành vi vi phạm như sau:

    Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
    ...
    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Nếu công trình thuộc đối tượng phải thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy nhưng chưa được thẩm duyệt đã đưa vào hoạt động có thể xử phạt lên đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân.

    Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục được quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

    Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
    ...
    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
    b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
    c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

    d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

    Như vậy, nếu một tổ chức đưa nhà trọ theo mô hình sleepbox vào hoạt động mà không có thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy, mức phạt có thể lên tới 100.000.000 đồng, kèm theo yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định nêu trên. 

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
    2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
    c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Như vậy, theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy là 01 năm.

    saved-content
    unsaved-content
    108