Loading

19:30 - 15/10/2024

Nghị định 125/2024/NĐ-CP các trường hợp trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục áp dụng từ 20/11/2024

Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, áp dụng từ 20/11/2024

Nội dung chính

    Các trường hợp trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 năm 2024

    Theo Điều 19 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

    - Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

    - Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

    - Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;

    - Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

    Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.

    Nghị định 125/2024/NĐ-CP các trường hợp trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục áp dụng từ 20/11/2024

    Nghị định 125/2024/NĐ-CP các trường hợp trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục áp dụng từ 20/11/2024 (Ảnh từ Internet)

    Trình tự đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học theo Nghị định 125 năm 2024

    Cũng tại Điều 19 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì trình tự đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học thực hiện như sau:

    - Khi phát hiện trường tiểu học vi phạm quy định dẫn đến bị đình chỉ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường tiểu học, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trường tiểu học về hành vi vi phạm;

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho trường tiểu học về hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

    - Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường tiểu học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường tiểu học, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

    - Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường tiểu học, nếu đáp ứng quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 năm 2024 áp dụng từ 20/11/2024

    Tại Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục như sau:

    (1) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt, có thể thay thế diện tích khu đất xây dựng trường bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng không thấp hơn diện tích đất bình quân tối thiểu cho một học sinh theo quy định.

    (2) Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    (3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    (4) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục:

    - Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn. Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định trên;

    - Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học.

    (5) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

    saved-content
    unsaved-content
    73