Loading


Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được quy định ra sao?

Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được quy định ra sao?

    Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được quy định tại  Điều 9 Thông tư 37/2018/TT-BTC hướng dẫn về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi có phương án sử dụng số tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để thực hiện dự án đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến của chủ tài khoản tạm giữ về số tiền thu được, số tiền nộp ngân sách nhà nước, số tiền tối đa được sử dụng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 18, Khoản 5 Điều 19, Khoản 5 Điều 23, Khoản 7 Điều 24, Khoản 6 Điều 25  Nghị định 167/2017/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhà, đất xử lý theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gửi chủ tài khoản tạm giữ 01 bản Hợp đồng mua bán tài sản để theo dõi việc nộp và quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm có ý kiến về các nội dung theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

    - Ý kiến của chủ tài khoản tạm giữ là một trong những căn cứ để Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    saved-content
    unsaved-content
    27