Loading


Nhà biệt thự có được đăng ký thế chấp không?Ai được thế chấp và nhận thế chấp nhà biệt thự?

Nhà biệt thự là như thế nào?Nhà biệt thự có được đăng ký thế chấp không?Ai được thế chấp và nhận thế chấp nhà biệt thự?

Nội dung chính

    Nhà biệt thự là như thế nào?

    Theo tiểu mục 1.5 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành (hết hiệu lực ngày 1/6/2023) quy định nhà biệt thự là nhà ở riêng lẻ có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, …), có tường rào và lối ra vào riêng biệt.

    Tuy nhiên, hiện nay, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD đã bị thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng. Trong Quy chuẩn mới đã không còn quy định về định nghĩa nhà biệt thự.

    Mặc dù đã không còn được quy định cụ thể nhưng dựa vào quy định cụ và cách hiểu thông thường của người dân, nhà biệt thự là một dạng của nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở. Khác với nhà ở riêng lẻ thông thường thì nhà biệt thự có có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, …), có tường rào và lối ra vào riêng biệt.

    Nhà biệt thự có được đăng ký thế chấp không?Ai được thế chấp và nhận thế chấp nhà biệt thự? (Hình từ Internet)

    Nhà biệt thự có được đăng ký thế chấp không?

    Tại khoản 2 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập, được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp..

    Theo đó, nhà biệt thự cũng là một dạng nhà ở, vì vậy, người sở hữu nhà biệt thự hoàn toàn có thể được đăng ký thế chấp nhà biệt thự đó nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 160 luật Nhà ở 2023 cụ thể như sau:

    - Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định pháp luật (Sổ đỏ, Sổ hồng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp khác) trừ trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

    - Không có tranh chấp về quyền sở hữu (không đang có khiếu nại, kiện tụng liên quan đến quyền sở hữu).

    - Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    - Không bị kê biên để thi hành án hoặc bị áp dụng biện pháp ngừng thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Không có quyết định thu hồi đất hoặc thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

    Ai được thế chấp và nhận thế chấp nhà biệt thự?

    Theo quy định tại Điều 181 Luật Nhà ở 2023, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

    Đối với chủ sở hữu nhà ở là cá nhân thì được thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai.

    Như vậy, bên thế chấp là tổ chức hoặc cá nhân có quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, tự nguyện giao nhà ở, nhà ở và quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở để thế chấp.

    Còn bên nhận thế chấp là các tổ chức tín dụng (ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,...) được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay thế chấp nhà ở.

    Bên thế chấp và bên nhận thế chấp đóng vai trò quan trọng trong giao dịch thế chấp nhà ở, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Giao dịch thế chấp nhà ở góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để mua nhà ở.

    saved-content
    unsaved-content
    48