Loading


Nhà ở công vụ được thế chấp không?

Nhà ở công vụ là tài sản thuộc sở hữu công được giao cho các đối tượng thuê trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, vậy trong thời gian đó nhà ở công vụ có được đem thế chấp không?

Nội dung chính

    Nhà ở công vụ là gì?

    Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 thì nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để bố trí cho đối tượng thuộc trường hợp được ở nhà ở công vụ thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Nhà ở công vụ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và căn hộ chung cư có tiêu chuẩn diện tích khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng được thuê nhà ở công vụ

    Đối tượng được thuê nhà ở công vụ

    Tại Điều 45 Luật Nhà ở 2023 thì đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:

    [1] Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc trường hợp ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

    [2] Cán bộ, công chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại mục [1] được điều động, luân chuyển, biệt phái từ địa phương về cơ quan trung ương công tác giữ chức vụ từ Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển, biệt phái từ cơ quan trung ương về địa phương công tác hoặc từ địa phương này đến địa phương khác để giữ chức vụ từ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

    [3] Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp trên được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

    [4] Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển, biệt phái theo yêu cầu quốc phòng, an ninh; công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; trừ trường hợp pháp luật quy định đối tượng thuộc điểm này phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang nhân dân;

    [5] Giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

    [6] Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ 2013; nhân tài có đóng góp quan trọng cho quốc gia được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật;

    [7] Căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối tượng không thuộc 06 trường hợp nêu trên được bố trí nhà ở công vụ theo đề nghị của Bộ Xây dựng trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Nhà ở công vụ được thế chấp không?

    Nhà ở công vụ được thế chấp không?

    Điều kiện thế chấp tài sản là nhà ở

    Cụ thể, tại Điều 159 và Điều 160 Luật Nhà ở 2023 để thế chấp tài sản là nhà ở cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;

    - Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    - Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

    Nhà ở công vụ được thế chấp không?

    Cụ thể, nhà ở công vụ là tài sản công thuộc quyền sở hữu của Nhà nước mà đại diện chủ sở hữu bao gồm Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh theo Điều 14 Luật Nhà ở 2023.

    Căn cứ khoản 1 Điều 161 Luật Nhà ở 2023, khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

    Như vậy, để thế chấp nhà ở công vụ thì ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tài sản là tại Điều 160 Luật Nhà ở 2023 thì người thế chấp nhà ở công vụ phải là chủ sở hữu hợp pháp. Tuy nhiên, theo Luật Nhà ở 2023 thì người thuê nhà ở công vụ không phải là chủ sở hữu hợp pháp, người thuê chỉ được thuê với mục đích ở, sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt bản thân trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ. Do đó, nhà ở công vụ là tài sản không thể đem đi thế chấp.

    saved-content
    unsaved-content
    92