Loading

08:32 - 28/10/2024

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành?

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào trong văn bản hiện hành? Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm những trình tự gì?

Nội dung chính

    Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

    Theo Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý thi công xây dựng công trình, cụ thể:

    - Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

    + Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;

    + Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

    + Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

    - Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định này. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình?

    Theo Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trình tự quản lý thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau:

    - Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.

    - Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

    - Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

    - Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

    - Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.

    - Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

    - Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).

    - Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

    - Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

    - Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.

    - Hoàn trả mặt bằng.

    - Bàn giao công trình xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    47