Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp nào?

Bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp nào nếu nơi đó không có đơn vị hành chính cấp xã? Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy đúng không?

Nội dung chính

    Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 về đo đạc, thành lập bản đồ địa chính quy định như sau:

    Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
    1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và đối tượng địa lý liên quan, thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
    2. Nội dung đo đạc, thành lập bản đồ địa chính bao gồm:
    a) Đo đạc, xác định ranh giới thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
    b) Thu thập thông tin, dữ liệu về thửa đất và đối tượng địa lý liên quan;
    c) Thành lập bản đồ địa chính;
    d) Chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
    đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính.
    3. Việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã. Ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.

    Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp nào?

    Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp nào? (Hình từ Internet)

    Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy đúng không?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính quy định như sau:

    Quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính
    1. Quản lý bản đồ địa chính như sau:
    a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý bản đồ địa chính số;
    b) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy.
    Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh giao Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, sử dụng tập trung, thống nhất và cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
    c) Bản đồ địa chính phải đưa vào lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ.
    ...

    Theo đó, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý bản đồ địa chính số và giấy.

    Trách nhiệm thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã là gì?

    Căn cứ khoản 7 Điều 9 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về trách nhiệm thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính quy định như sau:

    Trách nhiệm thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính
    ...
    7. Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ đơn vị đo đạc và đơn vị giám sát, kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thực hiện theo thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ địa chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính và việc quản lý, sử dụng, biến động bản đồ địa chính tại địa phương; ký xác nhận bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định; quản lý, bảo vệ điểm địa chính trên địa bàn.
    ...

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau trong việc đo đạc lập bản đồ địa chính:

    - Phối hợp và hỗ trợ:

    + Hỗ trợ đơn vị đo đạc và đơn vị giám sát, kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính.

    + Thực hiện các nhiệm vụ này theo thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án nhiệm vụ đo đạc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    - Báo cáo tình hình:

    + Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính tại địa phương.

    + Cập nhật các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng, và biến động bản đồ địa chính tại địa phương.

    - Ký xác nhận:

    Thực hiện ký xác nhận bản đồ địa chính và các mảnh trích đo bản đồ địa chính theo đúng quy định của pháp luật.

    - Quản lý và bảo vệ:

    Quản lý và bảo vệ các điểm địa chính trên địa bàn xã nhằm đảm bảo chúng không bị xâm phạm hoặc hư hại.

    Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính phải có giấy phép đúng không?

    Căn cứ khoản 10 Điều 29 Nghị định 27/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP về danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép quy định như sau:

    Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
    1. Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
    2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
    3. Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành.
    4. Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không.
    a) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay;
    b) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay không người lái.
    5. Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
    6. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia.
    a) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
    b) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000
    7. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.
    8. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
    9. Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
    10. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
    11. Thành lập bản đồ hành chính.
    12. Đo đạc, thành lập hải đồ.
    13. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.

    Theo đó, đo đạc, thành lập bản đồ địa chính là một trong các hoạt động đo đạc và bản đồ được quy định phải có giấy phép.

    saved-content
    unsaved-content
    44
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT