Loading


Phải ghi đủ tên của các thành viên vào hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu là liên danh nhà thầu?

Phải ghi đủ tên của các thành viên vào hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu là liên danh nhà thầu? Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng có gồm các căn cứ pháp lý?

Nội dung chính

    Phải ghi đủ tên của các thành viên vào hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu là liên danh nhà thầu?

    Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Thông tin về hợp đồng xây dựng
    Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
    ...
    2. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
    3. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong đó phải ghi rõ thành viên đứng đầu liên danh.

    Như vậy, trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định, trong đó phải ghi rõ thành viên đứng đầu liên danh.

    Phải ghi đủ tên của các thành viên vào hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu là liên danh nhà thầu?

    Phải ghi đủ tên của các thành viên vào hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu là liên danh nhà thầu? (Ảnh từ Internet)

    Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng có gồm các căn cứ pháp lý?

    Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
    1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.
    2. Đối với hợp đồng EPC, EC, EP ngoài các căn cứ nêu ở Khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.
    ...

    Như vậy, các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng gồm các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan, ngoài ra còn có các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

    Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng quy định ra sao?

    Căn cứ Điểu 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
    1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định như sau:
    a) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: Là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; khảo sát; quản lý dự án; quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác trong hoạt động đầu tư xây dựng;
    b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng: Là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
    c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: Là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
    d) Đối với hợp đồng EPC: Là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; những công việc khác theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
    đ) Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: Nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử không tải và có tải; bàn giao công trình sẵn sàng đi vào hoạt động cho bên giao thầu và những công việc khác theo đúng dự án được phê duyệt.
    2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.

    Như vậy, nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng được nêu cụ thể ở quy định trên.

    Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng quy định như thế nào?

    Căn cứ Điểu 13 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

    Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
    1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:
    a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng.
    b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.
    2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:
    a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
    b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải đúng với quy định của pháp luật và được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
    c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
    d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
    đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí khác liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.

    Như vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng được quy định cụ thể như quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    80