Loading


Pháp luật hiện hành quy định trường hợp nào bị thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển?

Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và có thắc mắc sau. Pháp luật hiện hành quy định trường hợp nào bị thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành quy định trường hợp nào bị thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì:

    Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

    a) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển lợi dụng hoạt động nhận chìm gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; làm phương hại đến trật tự, an toàn trên biển; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
    b) Tiến hành nhận chìm không đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển; lợi dụng việc nhận chìm để sử dụng khu vực biển vào Mục đích khác;
    c) Sau 03 (ba) tháng, kể từ thời Điểm được phép nhận chìm quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động nhận chìm, trừ trường hợp bất khả kháng;
    d) Khu vực biển đã được cấp Giấy phép nhận chìm được sử dụng để phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền công bố là khu vực cấm;
    đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung về trường hợp thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 40/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    21