Loading


Quy định của pháp luật Việt Nam về phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở ra sao?

Quy định của pháp luật Việt Nam về phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở ra sao? Thủ tục phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật Việt Nam về phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở ra sao?

    Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở được quy định tại Điều 22 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:

    Công đoàn các cấp trên cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Nguồn thu khác của đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.

    (1) Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cho đến khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

    (2) Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương như sau:

    - Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.

    Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.

    Số kinh phí nộp về Tổng Liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp như sau:

    + Số thu đến 500 tỷ đồng. 

    Bậc

    Số thu

    Mức nộp (%)

    1

    Từ 450 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng

    5

    2

    Từ 400 tỷ đồng đến dưới 450 tỷ đồng

    4,5

    3

    Từ 350 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng

    4

    4

    Từ 300 tỷ đồng đến dưới 350 tỷ đồng

    3,5

    5

    Từ 250 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng

    3

    6

    Từ 200 tỷ đồng đến dưới 250 tỷ đồng

    2,5

    7

    Từ 150 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng

    2

    8

    Từ 100 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng

    1,5

    9

    Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng

    1

    10

    Dưới 50 tỷ đồng

    0,5

    + Số thu trên 500 tỷ đồng.

    Đơn vị có số thu trên 500 tỷ đồng trở lên ngoài kinh phí nộp theo mức 1 của bảng trên thì phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp về Tổng Liên đoàn là 5,5%.

    Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số quyết toán.

    Trường hợp số thu quyết toán vượt trên mức thu của bậc giao dự toán thì ngoài kinh phí nộp theo mức đã giao dự toán, phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp của bậc trên liền kề.

    Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiện được mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm.

    - Đơn vị tự cân đối thu, chi

    Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên cân đối được thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với số chi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được xác định là đơn vị tự cân đối thu, chi.

    - Đơn vị được cấp hỗ trợ.

    Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoàn chuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch.

    Trường hợp số cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở tính theo định mức và hệ số điều chỉnh nêu trên cao hơn số cán bộ công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn thông báo thì lấy số cán bộ công đoàn chuyên trách Tổng Liên đoàn thông báo làm căn cứ tính cấp hỗ trợ.

    Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.

    (3) Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn.

    Số thu của Tổng Liên đoàn được sử dụng để cấp cho Văn phòng Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên; dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗ trợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

    (4) Kinh phí chỉ đạo phối hợp (thực hiện theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Tổng Liên đoàn)

    - Công đoàn ngành trung ương và tương đương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn phần công đoàn cấp trên được sử dụng.

    - Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn của đơn vị chỉ đạo phối hợp phần công đoàn cấp trên được sử dụng.

    saved-content
    unsaved-content
    23