Loading


Quy định về kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Căn cứ Điều 21 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) quy định về kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra ra quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:

    + Hết thời hạn phải thực hiện kết luận kiểm tra mà đối tượng được kiểm tra không hoàn thành việc thực hiện và không có báo cáo kết quả thực hiện kết luận kiểm tra hay xin gia hạn thực hiện (nếu có);

    + Đối tượng được kiểm tra không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận kiểm tra theo quy định của pháp luật;

    + Quá trình theo dõi, đôn đốc phát hiện đối tượng được kiểm tra có dấu hiệu tẩu tán tiền, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác, cản trở hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.

    - Việc kiểm tra được thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ: Căn cứ ra quyết định; đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra; người được giao nhiệm vụ kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải được gửi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra và đối tượng được kiểm tra trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định kiểm tra.

    - Thời hạn kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng, thì thời hạn kiểm tra tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra.

    - Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra. Báo cáo gồm các nội dung sau: Đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra; kết luận về nội dung kiểm tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và các nội dung liên quan đến đảm bảo việc thực hiện kết luận kiểm tra.

    - Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra có trách nhiệm:

    + Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng được kiểm tra áp dụng biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng được kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận kiểm tra;

    + Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;

    + Chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét, khởi tố vụ án nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm tra.

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm xử lý xong kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải gửi thông báo kết quả và việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra và công khai theo quy định của pháp luật.

     

    saved-content
    unsaved-content
    725