Loading

10:59 - 19/12/2024

Quy hoạch thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị 1 vành đai của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2024

Ngày 02/05/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định 761/QĐ-UBND quy hoạch thành phố Bảo Lộc phát triển theo mô hình đô thị 1 vành đai.

Nội dung chính

    UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định 761/QĐ-UBND về kế hoạch quy hoạch Thành phố Bảo Lộc và các vùng lân cận

    Theo nội dung Quyết định 761/QĐ-UBND năm 2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực quy hoạch khoảng 598,49 km² (tương đương 59.849 ha), trong đó thành phố Bảo Lộc chiếm 233,95 km² (tương đương 23.395 ha). Đến năm 2030, dự kiến có khoảng 3.800 ha đất được dành cho xây dựng đô thị, tăng lên 4.800 ha vào năm 2040.

    Theo kế hoạch quy hoạch, mật độ dân số dự kiến sẽ đạt khoảng 80-100 m²/người, quy mô dân số dự tính sẽ đạt 257.900 người vào năm 2030, trong đó: nội thành 135.700 người, ngoại thành và vùng phụ cận 122.200 người và tăng lên 320.000 người vào năm 2040, trong đó: nội thành 168.000 người, ngoại thành và vùng phụ cận 152.000 người.

    Quy hoạch thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị 1 vành đai của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2024

    Quy hoạch thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị 1 vành đai của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2024 (Hình từ Internet)

    Những nguyên tắc chung về phát triển đô thị

    Quyết định mới đề ra các nguyên tắc chung về phát triển đô thị xây dựng dựa trên các nghiên cứu khoa học và đánh giá tác động môi trường. Các giải pháp được đưa ra đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương, bao gồm:

    - Phát triển bền vững: Tối ưu hóa tài nguyên, bảo vệ môi trường, cân bằng lợi ích cộng đồng;

    - Điều tiết ngập nước;

    - Hài hòa với tự nhiên: Tôn trọng địa hình, thủy văn, kết nối với cảnh quan xung quanh'

    - Quy hoạch thành phố thông minh: Phân chia chức năng rõ ràng, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật.

    Định hướng phát triển cụ thể cho Thành phố Bảo Lộc và các vùng tiệm cận

    Quyết định đề ra quy định cụ thể đối với quy hoạch thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, dựa trên các nguyên tắc chung như iết kiệm năng lượng, nước, giảm thiểu chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học và đảm bảo chất lượng không khí.

    Đề ra mục tiêu xây dựng thành phố tiệm cận tiêu chuẩn loại I vào năm 2040 quy mô tương đương tỉnh lỵ có đất xây dựng đô thị khoảng 4800ha, trong đó, đất dân dụng là khoảng 2.500ha.

    Bảo Lộc sẽ được phát triển theo mô hình "cấu trúc đô thị 1 vành đai", với tuyến đường vành đai đóng vai trò trục kết nối và bảo vệ đô thị. Mô hình này giúp kiểm soát sự mở rộng đô thị một cách hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Lộc phát triển thành trung tâm dịch vụ, hành chính của tỉnh, kết nối chặt chẽ với các vùng phụ cận.

    Vùng phụ cận phát triển theo định hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch nông nghiệp; nông nghiệp nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn không gian tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học; hình thành các cụm đô thị động lực hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm.

    Quy hoạch thành phố sẽ hạn chế phát triển đô thị tại khu bảo tồn di sản, công viên cây xanh, khu đồi rừng, và các khu vực ven sông, hồ, giúp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan và phát triển đô thị bền vững.

    Ngoài ra, mạng lưới giao thông của thành phố Bảo Lộc được thiết kế một cách hệ thống, với tuyến vành đai xanh làm trục chính, kết hợp với các tuyến đường hướng Bắc-Nam và Đông-Tây. Hệ thống đường này tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển đô thị hiện tại và tương lai

    Quy hoạch theo các trục đường chính: Trục Lý Thường Kiệt - Phạm Ngọc Thạch - là trục tổng hợp trung tâm hành chính và dịch vụ thương mại, văn hóa thể thao; trục Nguyễn Văn Cừ trục kết nối từ trung tâm đô thị hiện trạng sang khu trung tâm hành chính mới qua công viên hồ Nam Phương; trục Quốc lộ 20 là các hoạt động dịch vụ hỗn hợp, dịch vụ, du lịch thương mại, ở, kết nối đến khu Trung tâm nghiên cứu giáo dục đào tạo; trục Quốc lộ 55 là tuyến giao thông đối ngoại kết nối thành phố Bảo Lộc với các đô thị phía Nam; trục Lý Thái Tổ kết nối đi Khu du lịch Thác Đam B’ri; trục Lạc Long Quân - Phan Ngọc Hiển kết nối đến các khu du lịch sức khỏe, khu công nghiệp Lộc Sơn; Các trục giao thông chính kết nối với tuyến đường vành đai xanh, từ đó kết nối đi tới các đô thị xung quanh, khu du lịch núi Đại Bình.

    saved-content
    unsaved-content
    64