Loading


Sinh con thứ 3 công chức có bị kéo dài thời hạn nâng lương?

Sinh con thứ 3 công chức có bị kéo dài thời hạn nâng lương? Trong thời gian hưởng chế độ thai sản trùng vào thời gian nâng bậc lương thì lao động nữ được hưởng chế độ theo mức nào? Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu như thế nào?

Nội dung chính

    Sinh con thứ 3, công chức có bị kéo dài thời hạn nâng lương? 

    Tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV có quy định như sau: 

    Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

    a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:

    - Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

    - Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

    - Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

    b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:

    - Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

    - Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;

    - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.

    c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.

    d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.

    e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này.

    Như vậy, tại thời điểm tháng 3/2020, thì do bạn bị kỷ luật Khiển trách về Đảng mà chưa bị kỷ luật về hành chính sẽ bị đánh giá, phân loại là không hoàn thành nhiệm vụ trong năm nên sẽ bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên là 6 tháng.

    Trong thời gian hưởng chế độ thai sản trùng vào thời gian nâng bậc lương thì lao động nữ được hưởng chế độ theo mức nào?

    Theo Khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau: 

    4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

    Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

    Theo đó, trong thời gian nghỉ việc của người lao động nữ đang hưởng chế độ thai sản mà được nâng lương thì khi đó mức hưởng chế độ nâng bậc lương sẽ được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

    Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu như thế nào? 

    Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định như sau: 

    2. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu:

    Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

    Với quy định này thì chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu được thực hiện như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    232