Loading


Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế đất đai không?

Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế đất đai không? Hồ sơ nộp khai nhận di sản thừa kế đất đai đối với trường hợp sống chung như vợ chồng?

Nội dung chính

    Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế đất đai không?

    (1) Hưởng theo di chúc

    Căn cứ theo quy định tại Điều 624, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có các quyền sau đây:

    - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

    - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

    - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

    - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

    - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    (*) Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu di chúc được lập hợp pháp và thể hiện rõ ý chí chuyển giao tài sản cho người sống chung như vợ chồng, thì ý chí đó hoàn toàn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đây chính là sự tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình, đồng thời thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong các quy định về thừa kế của pháp luật Việt Nam.

    Lưu ý: Người nhận thừa kế không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, nếu người lập di chúc biết những hành vi của những người tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 mà vẫn cho họ hưởng di sản thì họ có quyền hưởng di sản.

    (2) Trường hợp sống chung như vợ chồng được Tòa án công nhận là vợ chồng hợp pháp

    Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết được xem là người đang có vợ hoặc có chồng.

    Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch 2014.

    Như vậy, trường hợp sống chung như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn, thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ được pháp luật công nhận là hợp pháp kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. 

    Theo đó, sau khi đăng ký kết hôn theo quy định Luật Hộ tịch 2014 thì sẽ được xác nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp. 

    Trường hợp khi một người mất, người còn lại sẽ được pháp luật xác định là hàng thừa kế thứ nhất bao gồm : vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. (Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). 

    Lúc này, người còn lại sẽ được hưởng phần di sản bao gồm:

    - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Ngoài ra, nếu người mất để lại di chúc không chỉ định người còn lại (vợ/chồng) được hưởng di sản hoặc hưởng ít hơn ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật thì người còn lại (vợ/chồng) vẫn được hưởng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật (Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)

    (**) Như vậy, trường hợp sống chung như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, người còn lại vẫn được xác định là hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng di sản theo pháp luật, ngay cả khi di chúc không chỉ định hoặc chỉ định phần di sản ít hơn 2/3 một suất thừa kế. 

    Từ (*) (**) có thể thấy rằng dù sống chung như vợ chồng hay được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, người còn lại vẫn được bảo vệ quyền thừa kế đất đai theo quy định pháp luật, thể hiện sự tôn trọng ý chí cá nhân của người mất và bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên.

    Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế đất đai không?

    Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế đất đai không? (Hình từ Internet)

    Căn cứ xác định chung sống như vợ chồng để chia thừa kế đất đai là gì?

    Như đã phân tích ở nội dung trước đó, đối với trường hợp sống chung như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn, thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ được pháp luật công nhận là hợp pháp kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng.

    Căn cứ tiểu mục d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định điều kiện để xác định tồn tại hôn nhân thực tế đối với các cặp vợ chồng trong trường hợp này là hai bên phải có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành và thỏa mãn 01 trong các trường hợp sau đây:

    - Hai bên có tổ chức lễ cưới khi thực hiện việc chung sống với nhau;

    - Hai bên cùng chung sống với nhau đã được gia đình của một bên hoặc gia đình của hai bên chấp thuận;

    - Hai bên cùng chung sống với nhau được cá nhân khác/tổ chức chứng kiến;

    - Hai bên có thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau xây dựng gia đình của họ.

    Hồ sơ nộp khai nhận di sản thừa kế đất đai đối với trường hợp sống chung như vợ chồng?

    Hồ sơ nộp khai nhận di sản thừa kế đất đai được quy định tại Điều 58 và khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

    + Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế đất đai

    + Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Căn cước hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

    + Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

    Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.

    saved-content
    unsaved-content
    36