Loading


Sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Các loại đất nào được sử dụng kết hợp đa mục đích? Sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Nội dung chính

    Các loại đất nào được sử dụng kết hợp đa mục đích?

    Căn cứ khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định sử dụng đất kết hợp đa mục đích:

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích

    1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:

    a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;

    b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;

    đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;

    e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.

    ...

    Theo đó, các loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích, bao gồm:

    - Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;

    - Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    - Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    - Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;

    - Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích với các loại đất sau:

    + Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm

    + Đất có mặt nước ven biển

    + Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

    - Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

    - Các loại đất sau được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời:

    + Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

    + Đất trồng cây lâu năm;

    + Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

    + Đất nuôi trồng thủy sản;

    + Đất chăn nuôi tập trung;

    + Đất làm muối;

    + Đất nông nghiệp khác.

    + Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

    + Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

    + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

    + Đất xây dựng công trình sự nghiệp;

    + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

    + Đất sử dụng vào mục đích công cộng;

    + Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo; đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng;

    + Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

    + Đất có mặt nước chuyên dùng;

    + Đất phi nông nghiệp khác.

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào? 

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào? 

    Căn cứ khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định sử dụng đất kết hợp đa mục đích:

    Sử dụng đất kết hợp đa mục đích

    ...

    2. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 của Luật này;

    b) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

    c) Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

    d) Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

    đ) Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

    e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    g) Tuân thủ pháp luật có liên quan.

    ...

    Như vậy, việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    - Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất (đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp) và đã được xác định tại các loại giấy tờ như:

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    + Giấy tờ về quyền sử dụng đất đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận;

    + Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận;

    - Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

    - Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

    - Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

    - Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

    - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    - Tuân thủ pháp luật có liên quan.

    Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê quyền sử dụng đất?

    Căn cứ theo Điều 123 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

    Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;

    b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

    c) Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

    d) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

    b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

    3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    Như vậy, tùy từng vào đối tượng thuê đất, các cơ quan sau đây có thẩm quyền cho thuê quyền sử dụng đất, cụ thể:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã.

    saved-content
    unsaved-content
    281